Số hóa sản phẩm OCOP

(CL&CS) - Việc số hoá sản phẩm OCOP góp phần quản lý dữ liệu, quảng bá, phát triển thương mại sản phẩm OCOP trên thị trường. Từ đó, xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Tại Nghệ An, tính đến hiện nay có 471 sản phẩm OCOP được đánh giá công nhận 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 41 sản phẩm đạt 4 sao, 429 sản phẩm đạt 3 sao. Có 290 chủ thể: 97 HTX, 53 Công ty cổ phần, DN; 41 tổ hợp tác và 99 hộ sản xuất kinh doanh.

Các sản phẩm sau khi tham gia chương trình OCOP đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu. Một số sản phẩm bước đầu đã khẳng định được thương hiệu, được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận.

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP và số hóa sản phẩm OCOP chưa được quan tâm, phát triển đúng mức trong điều kiện công nghệ 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.

Góp phần giải quyết thực trạng đó, đồng thời hỗ trợ người tiêu dùng tra cứu đầy đủ các thông tin sản phẩm, nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP" đã triển khai với mục tiêu: Giúp khách hàng truy xuất dễ dàng; đẩy mạnh số hóa giúp sản phẩm bảo vệ được thương hiệu, khẳng định sự minh bạch và uy tín của mình. Từ đó, giúp xây dựng hình ảnh, thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng; góp phần chuyển dịch mạnh mẽ, rút ngắn khoảng cách từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ; giúp sản phẩm được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước nhanh và tiện lợi; Giúp quảng bá sản phẩm ở bất cứ nơi đâu và tiện cho việc tra cứu và thông tin sản phẩm.

Thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ đã triển khai cập nhập và số hoá dữ liệu 18 sản phẩm trên 6 chủ thể OCOP 4 sao và 5 sao sủa Nghệ An ở các nhóm sản phẩm: Nhóm sản phẩm thực thẩm - Nhóm sản phẩm đồ uống - Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ - Nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu - Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Thông qua số hóa, quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP giúp truy xuất dễ dàng nguồn gốc xuất xứ, hạn chế vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lưu thông không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm chứa chất cấm, độc hại ảnh hưởng sức khỏe con người, giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng; Các sản phẩm OCOP được đẩy mạnh số hóa giúp sản phẩm bảo vệ được thương hiệu, khẳng định sự minh bạch và uy tín trên thị trường.

Xu hướng đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử sẽ góp phần chuyển dịch mạnh mẽ, rút ngắn khoảng cách từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ; giúp sản phẩm được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước nhanh và tiện lợi; Giúp quảng bá sản phẩm ở bất cứ nơi đâu và tiện cho việc tra cứu và thông tin sản phẩm; Góp phần quản lý dữ liệu, số hóa sản phẩm OCOP để quảng bá, phát triển thương mại sản phẩm OCOP trên thị trường; Từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP Nghệ An tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đặc biệt, mô hình số hóa 3D và 360 độ là một trong những công nghệ hiện đại giúp tối ưu hóa việc tổ chức; góp phần đưa các sản phẩm địa phương tiếp cận nhiều khách hàng hơn trong thời đại công nghệ số.

Năm 2024, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục số hóa và quản lý dữ liệu đối với toàn bộ các sản phẩm OCOP của tỉnh để giúp công tác quản lý, quảng bá và thông tin đầy đủ đến với người tiêu dùng trên nền tảng không gian kết nối toàn diện và tương thích với tất cả các thiết bị; Tương thích với tất cả các trình duyệt web (Chrome, Firefox, Internet Explorer, Cốc cốc, Safari…).

Đồng thời, bàn giao dữ liệu số hóa 3D cho Văn phòng Điều phối chương trình nông thôn mới tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kết nối đường link quảng bá, số hóa sản phẩm OCOP với các kênh thông tin; Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trong việc chuyển đổi số phục vụ cho quảng bá, tuyên truyền để xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP Nghệ An tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

TIN LIÊN QUAN