Phát hiện mới về biến chủng khiến ca mắc Covid-19 ở châu Âu tăng mạnh

(CL&CS) - Nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một loại protein trong những cư dân ở châu Âu và Bắc Mỹ có thể là thủ phạm khiến sự lây lan SARS-CoV-2 tại đây nhanh hơn nhiều lần so với châu Á.

Các chuyên gia của Viện Di truyền Y sinh Quốc gia (NIBMG) ở Kalyani, Tây Bengal (Ấn Độ) vừa công bố nghiên cứu xem xét vai trò của một loại protein bảo vệ phổi với những ca mắc COVID-19 tăng đột biến ở châu Âu, Bắc Mỹ so với châu Á: họ đã kiểm tra đột biến D614G.

Đây là đột biến trong chủng SARS-CoV-2 gây ra hàng chục triệu ca mắc COVID-19 tại châu Âu và Bắc Mỹ trong các đợt bùng phát kỷ lục.

Trong 2 tháng 2-3/2020, hơn 64,11% người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu Âu và Bắc Mỹ là nhiễm biến chủng virus có chứa đột biến D614G, so với tháng 1/2020 chỉ là 1,95%.

Khả năng lây truyền của mầm bệnh tại Bắc Mỹ, châu Âu sẽ tăng đột biến trong thời gian tới vì đột biến D614G (Ảnh: Getty)

Các khoa học gia cảnh báo khả năng lây truyền và lan rộng của mầm bệnh tại Bắc Mỹ, châu Âu sẽ tăng đột biến trong thời gian tới vì đột biến D614G trong protein tạo cho virus điểm xâm nhập mới, mở lối để tấn công cơ thể người.

Protein elastase của bạch cầu trung tính làm sạch các vi khuẩn nhiễm trùng trong phổi nhưng nếu cơ thể có quá nhiều protein này, đây sẽ là điều hại hơn lợi.

Do đó, protein trên được Alpha-anti-trypsin (AAT) kiểm soát. Nó có chức năng chính là giảm tổn thương mô và viêm nhiễm ở phổi và nó chính là “trạm kiểm dịch”, chỉ huy elastase “dọn rác” và loại bỏ vi khuẩn trong phổi.

Theo nghiên cứu, trong cơ thể những người này, protein AAT và elastase bị mất cân bằng, thiếu thụt “cơ quan chỉ huy”.

Chính vì thế, “khi họ bị SARS-CoV-2 chứa đột biến D614G tấn công, các tế bào nhanh chóng phản chủ và đưa virus ra khắp cơ thể, xâm nhập toàn bộ hệ thống miễn dịch”.

Với nghiên cứu trên, nhóm khoa học gia kỳ vọng sẽ đưa đến lời giải mới cho cách phòng ngừa và điều trị Covid-19.

TIN LIÊN QUAN