Nhiều vụ cháy lớn ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, nguyên nhân chưa có nghiệm thu PCCC?

(CL&CS) - Thời gian vừa qua, trên địa bàn nhiều quận, huyện TP Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn, nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Từ đầu năm 2022 đến nay, UBND TP Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị sở, ban, ngành, quận, huyện về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC)và cứu nạn cứu hộ (CNCH) mùa nắng nóng năm 2022.

Tại công văn số 1518/UBND-NC của UBND TP Hà Nội ngày 20/05/2022 tăng cường công tác PCCC và CNCH mùa nắng nóng năm 2022 gửi các quận, huyện, thị xã cho biết: Thành phố Hà Nội đang bước vào mùa nắng nóng với hiện tượng thời tiết nắng nóng, cùng với đó nhu cầu sử dụng điện và các loại nhiên liệu phục vụ sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ,...tăng cao, đặc biệt, trong điều kiện xã hội đã bình thường trở lại sau 02 năm hạn chế các hoạt động sản xuất, kinh doanh do dịch bệnh Covid 19, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ.

Công văn số 1518/UBND-NC của UBND TP Hà Nội ngày 20/05/2022 tăng cường công tác PCCC và CNCH mùa nắng nóng năm 2022 gửi các quận, huyện, thị xã.

Dẫn số liệu thống kê của UBND TP Hà Nội thông tin: Trong thời gian ngắn 07 ngày, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã liên tiếp xảy ra các vụ cháy lớn, nghiêm trọng, cụ thể: (1) Vụ cháy nhà dân tại địa chỉ số 116 B9 Kim Liên, ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa xảy ra ngày 21/4/2022 làm 05 người chết; (2) Vụ cháy tại xưởng cắt vải nhà ông Nguyễn Đức Văn (sinh năm 1960) tại thôn Vân, xã Hợp Thành, huyện Mỹ Đức, xảy ra ngày 25/4/2022 làm 01 người chết; (3) Vụ cháy tại cửa hàng bán lốp xe của ông Đỗ Thanh Long tại địa chỉ số 63 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm xảy ra ngày 27/4/2022 làm cháy lan sang 06 cửa hàng kinh doanh lân cận, gây thiệt hại lớn về tài sản.

Xem xét, đánh giá, làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về PCCC

Trước tình hình cháy, nổ diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố (chủ yếu xảy ra trong khu dân cư cũng như các cơ sở do UBND cấp xã quản lý theo quy định), để chủ động trong công tác phòng ngừa, hạn chế tối đa số vụ cháy, nổ, đảm bảo an toàn cả về tính mạng và tài sản của người dân, doanh nghiệp, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy lớn ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được UBND Thành phố Hà Nội giao, trong đó trọng tâm là Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 03/7/2019 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các kho hàng hóa, xưởng sản xuất trong khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 23/4/2021 về việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH đối với loại hình cơ sở nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 27/5/2021 về thực hiện đợt cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 18/6/2021 về việc khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và văn bản số 2422/UBND-NC ngày 28/7/2021.

TP Hà Nội yêu cầu, các đơn vị phối hợp với các phòng ban liên quan thuộc UBND quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê và có biện pháp xử lý, đề xuất xử lý dứt điểm đối với các dự án, công trình xây dựng trên đất trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện,...).

Đảm bảo nhiệm vụ, giám sát chặt chẽ các công trình vi phạm quy định về PCCC đã ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định; có biện pháp xử lý nghiêm đối với các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn quản lý.

Trong văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND quận Đống Đa, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm và Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức nhiệm vụ: xem xét, đánh giá, làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về PCCC của UBND phường, xã đối với tập thể, đơn vị, cá nhân liên quan đối với 03 vụ cháy gồm: (1) Vụ cháy nhà dân tại địa chỉ số 116 B9 Kim Liên, ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa; (2) Vụ cháy tại xưởng cắt vải nhà ông Nguyễn Đức Văn (sinh năm 1960) tại thôn Vân, xã Hợp Thành, huyện Mỹ Đức và (3) Vụ cháy tại cửa hàng bán lốp xe của ông Đỗ Thanh Long tại địa chỉ số 63 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Đối với các vụ việc trên báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý đối với các tập thể, đơn vị, cá nhân chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ theo quy định về UBND Thành phố (qua Văn phòng UBND Thành phố) trước ngày 25/5/2022.

Theo tìm hiểu của PV, trước đó ngày 16/03/2022, UBND TP Hà Nội có Công văn 757/UBND-NC gửi Công an TP Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã về việc thực hiện chỉ tiêu khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động năm 2022.

Công văn 757/UBND-NC gửi Công an TP Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã về việc thực hiện chỉ tiêu khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động năm 2022.

Tại văn bản Công văn 757/UBND-NC thông tin, 100% UBND cấp huyện đã thực hiện việc đăng ký chỉ tiêu khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động năm 2022. Tuy nhiên, qua xem xét bản đăng ký chỉ tiêu của các đơn vị, UBND TP Hà Nội nhận thấy chỉ tiêu đăng ký chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu 30% công trình được cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC.

Không để phát sinh thêm công trình, khắc phục tối thiểu 30% công trình có kết quả nghiệm thu PCCC

Theo đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn TP. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an tại văn bản số 3521/C07-P1 ngày 30/12/2021 về việc thực hiện chỉ tiêu công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ năm 2022, trong đó giao chỉ tiêu đối với TP Hà Nội: Không để phát sinh thêm công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng; 100% công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng phải xây dựng hoàn thiện giải pháp, kế hoạch khắc phục các tồn tại về PCCC theo quy định, trong đó tối thiểu 30% công trình được cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC trong năm 2022.

Trước đó ngày 18/06/2021, UBND TP Hà Nội đã có kế hoạch 151/KH về việc khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

UBND TP Hà Nội đã có kế hoạch 151/KH về việc khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Từ năm 2016 đến 18/6, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 430 vụ cháy đối với công trình không thấm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về PCCC, đồng thời không để phát sinh công trình vi phạm mới trên địa bàn Thành phố, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Mục đích được UBND TP Hà Nội xác định: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC của các cấp chính quyền trên địa bàn Thành phố; Kiên quyết không để phát sinh mới các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động.

Thời gian thực hiện từ 15/06/2021 đến 15/06/2025.

Như vậy trong vài năm trở lại đây thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn, theo các văn bản của UBND TP Hà Nội là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân, cuộc sống bị ảnh hưởng là đã có, trong thời gian tới thành phố cần quyết liệt hơn nữa trong công tác PCCC và CNCH, xử lý hoàn thành chỉ tiêu của Bộ Công an giao để người dân yên tâm sinh sống.

TIN LIÊN QUAN