Nhà hát trăm tỷ lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc toạ lạc tại vị trí đắc địa, mất 10 năm xây dựng

Công trình được thiết kế với 3 tầng hiện đại, nổi bật với phần mái được lấy cảm hứng từ hình ảnh dòng suối đang chảy.

Tọa lạc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc là một công trình văn hóa và nghệ thuật hiện đại do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) làm chủ đầu tư. Đây là công trình hiện đại và lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc, khánh thành vào năm 2022. Nhà hát toạ lạc tại vị trí đắc địa trên con đường sầm uất Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên), sở hữu diện tích rộng lớn khoảng 1ha, trong đó phần xây dựng chiếm hơn 4.000m2.

Tọa lạc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc là một công trình văn hóa và nghệ thuật hiện đại do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) làm chủ đầu tư. Ảnh: Báo Tổ Quốc

Công trình có tổng vốn đầu tư trên 319 tỷ đồng, được thiết kế với 3 tầng hiện đại, nổi bật là phần mái được lấy cảm hứng từ hình ảnh dòng suối đang chảy. Kiến trúc độc đáo này không chỉ mang đến vẻ đẹp ấn tượng cho nhà hát mà còn thể hiện sự hòa quyện giữa nét truyền thống và hiện đại, tạo nên điểm nhấn thu hút du khách khi đến với Thái Nguyên. Các bức phù điêu được trang trí trên tường miêu tả cuộc sống và văn hóa của cộng đồng dân tộc sống ở vùng núi phía Bắc.

Công trình có tổng vốn đầu tư trên 319 tỷ đồng, được thiết kế với 3 tầng hiện đại, nổi bật là phần mái được lấy cảm hứng từ hình ảnh dòng suối đang chảy. Ảnh: Báo Tổ Quốc

Điểm nhấn của nhà hát chính là khán phòng biểu diễn chính với sức chứa lên đến 1.200 ghế ngồi. Không gian rộng rãi, thoáng mát cùng hệ thống âm thanh, ánh sáng tiên tiến mang đến trải nghiệm âm nhạc, nghệ thuật đỉnh cao cho khán giả. Nơi đây là sân khấu lý tưởng cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn, các sự kiện văn hóa tầm cỡ hay những đêm nhạc hội đặc sắc.

Điểm nhấn của nhà hát chính là khán phòng biểu diễn chính với sức chứa lên đến 1.200 ghế ngồi. Ảnh: Báo Tổ Quốc
Nơi đây là sân khấu lý tưởng cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn, các sự kiện văn hóa tầm cỡ hay những đêm nhạc hội đặc sắc. Ảnh: Báo Tổ Quốc

Bên cạnh đó, nhà hát còn có 2 phòng khán nhỏ với sức chứa 200 ghế mỗi phòng. Những khán phòng này được thiết kế linh hoạt, phù hợp tổ chức các chương trình nghệ thuật nhỏ, hội nghị, hội thảo,…

Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL, NSƯT Lê Khánh Toàn, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc cho biết, thay đổi thói quen thưởng thức nghệ thuật của nhân dân tại nhà bằng việc mua vé đến với khán phòng của nhà hát là vấn đề Nhà hát hướng tới. Nhà hát sẽ là nơi hội tụ của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nơi bảo tồn tinh hoa văn hoá dân tộc vùng Việt Bắc, văn hoá các dân tộc trên toàn quốc.

Một bức phù điêu lớn được trang trí trên tường của tầng 2 cuar Nhà hát khắc hoạ về cuộc sống, văn hoá, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Ảnh: Báo Tổ Quốc

Cũng theo Giám đốc Nhà hát, bảo tồn văn hóa dân tộc là định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước trong đời sống hiện đại. Đây cũng là chiến lược hàng đầu của nhà hát nhằm tạo nên sự độc đáo cho các chương trình biểu diễn, đồng thời khẳng định bản sắc riêng của Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc.

Nhà hát luôn hướng tới mục tiêu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các tác phẩm nghệ thuật. Bởi lẽ, nghệ thuật càng đậm đà bản sắc dân tộc bao nhiêu thì càng trở nên đặc sắc bấy nhiêu, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả, đặc biệt là khán giả quốc tế.

Kể từ khi được khánh thành vào năm 2022, Nhà hát đã trở tnơi hội tụ của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nơi bảo tồn tinh hoa văn hoá dân tộc vùng Việt Bắc, cũng như văn hoá của các dân tộc trên khắp đất nước. Đây là điểm đến lý tưởng để thưởng thức nghệ thuật và văn hóa của người dân Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

TIN LIÊN QUAN