Nhiều doanh nghiệp ngành vận tải cho biết: Chưa bao giờ hoạt động vận tải lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay. Hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hoạt động vận tải ngưng trệ, chưa kịp phục hồi, thì xăng dầu lại liên tục tăng giá lên mức kỷ lục. Hiện tại, để duy trì hoạt động, các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì 50% số lượng phương tiện để phục vụ người dân, đồng thời phải cắt giảm chuyến, các dịch vụ… nhưng cũng không đủ chi phí.
Thông tin với PV Chất lượng và cuộc sống, ông Tô Minh Toàn – Công ty trách nhiệm hữu hạn TM và DV vận tải Phiệt Học cho biết: Giá xăng dầu đã có những điều chỉnh tăng giá liên tục, gây những áp lực đến ngành vận. Từ trước đến nay thì đơn vị vẫn giữ giá vé phục vụ bà con. Trước đây, khi chưa có dịch bệnh covid diễn ra, và tình hình thị trường giá xăng dầu tăng như hiện nay, các dịch vụ của đơn vị tôi có nhiều như khăn lạnh, nước uống, bánh kẹo hoặc cà phê .
Hiện nay giá xăng đã tác động lên rất nhiều nên những cái khoản đó bây giờ bên công ty buộc phải cắt giảm và đồng thời thì giá vé cũng đã đang tạm thời bình ổn, đơn vị cố gắng duy trì phục vụ bà con. Đây là một cuộc chiến khốc về giá vé niêm yết chính thức, bên đơn vị vẫn giữ mức 80 nghìn đồng nhưng giá vé thôi phụ thu bên ngoài thì cố gắng xin thêm bà con 20 nghìn để bù vào chi phí xăng dầu.
Nhiều doanh nghiệp vận tải thông tin, giá xăng tác động đến các doanh nghiệp vận tại, ngoài ra cũng tác động đến những người nông dân khi chi phí đi lại tăng. Chia sẻ thêm về hoạt động vận tải khi xe vào bến có lực lượng kiểm soát giá vế lên hạn chế tối đa việc các nhà xe tự ý tăng giá.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động vận tải đang diễn ra rất đa dạng các loại hình, các dịch vụ vận tải ngoài bến xe khó kiểm soát giá vé. Cắt giảm chuyến là điều không thể tránh của các nhà xe, tất cả các xe và hiện tại ở tuyến bến Giáp Bát vẫn duy trì trước khi dịch là khoảng 50 chuyến/ ngày, bây giờ chạy khoảng trên dưới 35 chuyến/ ngày.
Với tần suất xe như vậy, hiện tại bên doanh nghiệp vẫn duy trì tầm một tiếng một chuyến để phục vụ bà con về huyện. Tôi mong muốn nhà nước có những chính sách hợp lý để giảm bớt những gánh nặng cho doanh nghiệp vận tải và nhu cầu đi lại của người dân làm sao mà giảm giá xăng dầu để các doanh nghiệp vận tải giảm giá cước cho người dân đi lại.
Điều đáng nói, mỗi chuyến khách cũng chỉ được không quá 20% số ghế có chuyến chỉ được vài khách, thậm chí không có khách. Công ty chúng tôi đã phải xin tạm dừng một số chuyên để giảm gánh được các chi phí, đặc biệt là chi phí xăng dầu tăng cao nhằm cắt giảm chi phí, giảm bù lỗ để chờ giá xăng dầu hạ nhiệt.
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu tăng hơn 10 lần. Dự kiến giá xăng còn có thể tăng lên 32.000 đồng/lít, thậm chí còn cao hơn trong giai đoạn từ nay đến hết tháng 6/2022.
Đây là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp vận tải. Nếu không có sự hỗ trợ, can thiệp từ các cơ quan chức năng doanh nghiệp sẽ theo được giá thị trường. Doanh nghiệp thực sự đang vật lộn giữa bão xăng dầu và các chi phí tăng cao làm cho doanh nghiệp vận tải như “cá bơi trên cạn” mà không tìm được giải pháp nào tối ưu.
Theo các doanh nghiệp, cú sốc mạnh lần là giá xăng,giá dầu diesel DO, tính đến ngày 15/6, Xăng E5RON92 khoảng 31.117 đồng/lít; Xăng RON 95 khoảng 32.575 đồng/lít. Dầu diesel khoảng 29.020 đồng/lít. Đây là các loại nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Với hoạt động vận tải chưa có dấu hiệu hồi phục, nhiều doanh nghiệp vận tải đối diện với việc phải dừng hoạt động vì khó khăn chồng chất.
Nhiều nhà xe cho biết dù lỗ vẫn phải chạy vì dừng chạy phải bán xe, nếu bán không được sẽ vỡ nợ, phá sản.
Ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết: Sau hai năm dịch bệnh covid-19 diễn ra, nhu cầu đi lại của người dân giảm đáng kể, từ đầu năm đến này giá xăng dầu liên tục có những điều chỉnh tăng giá. Vì vậy cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp, đơn vị vận tải.
Hiện nay, bến xe Giáp Bát đã đi vào hoạt động được một thời gian, số lượng khách vào bến ước tính chỉ được 1/10 so với những năm trước đây, các doanh nghiệp vận tải đang hoạt động khoảng 50% so với thời gian trước dịch covid-19.
Ông Thành đánh giá đây là một cú sốc lớn chưa bao giờ xảy ra như sự việc hiện nay. Bến xe Giáp Bát cũng bị ảnh hưởng là điều không mong muốn, đơn vị đã cắt giảm 50% nhân sự tính đến thời điểm này.
Đánh giá về hoạt động của các doanh nghiệp, ông Thành cho biết các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động cầm cự giữ chuyến là chính, cố gắng giữ giá vé như cũ. Cách doanh nghiệp có chính sách như vậy để giữ khách vì nếu tăng giá vé theo giá xăng thị trường thì có khả năng sẽ giảm lượng khách hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải kinh doanh khó có thể có lãi vì nhiều khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động trong thời điểm khó khăn.