Theo đó, các đối tượng tổ chức sản xuất ở 4 địa điểm, lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện hơn 7.500 lon sữa bột thành phẩm, 150.000 vỏ lon sữa nhiều nhãn hiệu nổi tiếng cùng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng giả. Qua xác minh, chỉ từ 24/11/2023 đến nay, các đối tượng đã hưởng lợi bất chính khoảng 3 tỷ đồng.
Trước đó ngày 8/1 , cơ quan Quản lý thị trường Vĩnh Phúc cho biết, qua kiểm tra đã phát hiện 4 công ty kinh doanh mật ong, trong đó 3 công ty nằm tại Vĩnh Phúc, 1 công ty nằm tại Bắc Ninh sản xuất mật ong không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên. Cơ quan Quản lý thị trường đã tạm giữ hơn 11.000 chai mật ong có dấu hiệu làm giả.
Hai vụ việc trên đây cho thấy, tình trạng sản xuất hàng giả diễn biến phức tạp, có quy mô rất lớn. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình mà diễn ra ở quy mô doanh nghiệp, mạng lưới. Sản phẩm với số lượng lớn, có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, nhất là những sản phẩm trên thường được dùng cho người già, trẻ em và người bệnh.
Nhìn thẳng thực tế, thực trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả với quy mô lớn vẫn là mối lo lắng lớn do nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và xã hội.
Hiện đang là thời gian cao điểm của thị trường Tết, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả lại “đến hẹn lại lên”, do đó cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm hoạt các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại.
Ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả không chỉ bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà đó là bảo vệ các doanh nghiệp chân chính, bảo vệ thị trường phát triển lành mạnh. Ở thời điểm hiện nay, đấu tranh với hàng giả, gian lận thương mại còn góp phần phục hồi tăng trưởng, sớm lấy lại tốc độ tăng trưởng cao cho nền kinh tế.