Lãi suất huy động có thể giảm sâu

(CL&CS) - Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo trong năm 2021, lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm, sau đó ổn định ở mặt bằng thấp.

Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã công bố báo cáo phân tích triển vọng 2021. Theo đó, lãi suất có thể tiếp tục giảm, còn lạm phát không quá 4%.

Lãi suất giảm

VCSB kỳ vọng lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm, sau đó ổn định ở mặt bằng thấp khi mà các ngân hàng trung ương dự báo duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong khoảng thời gian dài. Định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là giảm lãi suất huy động, dành nguồn lực nhằm xử lý nợ xấu.

Theo đó, VCBS sẽ tiếp tục theo dõi sát sao các động thái điều hành, nổi bật là thông tư sửa đổi Thông tư 01 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ do Covid-19. Xu hướng tăng của lãi suất huy động những năm trước chủ yếu đến từ việc huy động nhằm đáp ứng các chỉ số an toàn, và cạnh tranh thu hút khách, cũng như có nguồn lực cho vay tín dụng.

Trong năm 2021, lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm, sau đó ổn định ở mặt bằng thấp.

Sang năm 2021, dưới động thái điều hành của Ngân hàng Nhà nước, cùng mục tiêu tín dụng tập trung vào chất lượng, xu hướng tang lãi suất huy động khó có thể trở lại.

VCBS đánh giá áp lực tăng lãi suất huy động có thể xuất hiện vào cuối năm, khi ngân hàng thường đẩy mạnh cho vay, cũng như các doanh nghiệp và người dân có xu hướng rút tiền khỏi hệ thống hơn; theo đó, kéo theo áp lực huy động.

Mặc dù vậy, VCBS nhận định áp lực này nếu có sẽ không lớn, khi tín dụng cả năm được dự báo tăng 11-12%, thấp hơn giai đoạn 2016-2017. Lãi suất cho vay Mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay (tính chung cho cả năm) để hỗ trợ tăng trưởng có thể đạt được nhờ các yếu tố: Dòng tiền nước ngoài đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho thanh khoản lãi suất huy động ổn định ở mặt thấp đủ lâu là tiền đề cho xu hướng giảm của lãi suất cho vay.

Theo đó, lãi suất cho vay có thể giảm chủ yếu tại một số lĩnh vực ngành nghề ưu tiên. Lãi suất cho vay được dự báo giảm 50 điểm so với cuối năm 2020 và sau đó ổn định ở mặt bằng thấp. Lãi suất cho vay có thể giảm 30-50 điểm do độ trễ giữa giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ mất ít nhất 6 tháng, thậm chí dài hơn khi các ngân hàng ưu tiên chất lượng tín dụng.

Lạm phát không quá 4%

VCBS đánh giá năm 2021 sẽ ghi nhận nhiều yếu tố thuận lợi như Chính phủ chưa tăng lương cơ bản cho năm 2021. Mặc dù cầu tiêu dùng vẫn đang phục hồi tốt nhưng chưa thực sự mạnh mẽ đủ tạo sức ép lên lạm phát.

Nhóm lương thực thực phẩm cần phải lưu ý theo dõi diễn biến giá gạo và thịt lợn, trong đó chúng tôi cho rằng Việt Nam với thế mạnh nông nghiệp, hoàn toàn có thể chủ động và điều phối nguồn cung, bên cạnh đó, hoạt động tái đàn và nhập khẩu lợn giống cũng được đẩy mạnh.

Chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt, giảm thiểu tối đa các tác động. Giá cả của các loại hàng hóa dịch vụ công, điện, nước, y tế trong khả năng điều hảnh và kiểm soát của Chính phủ.

Mặc dù vậy, luôn tồn tại những yếu tố gây áp lực tăng nhất định lên lạm phát: Cầu tiêu dùng nội địa ghi nhận cải thiện đáng kể ở nhóm tiêu dùng không thiết yếu. Giá dầu ảnh hưởng theo diễn biến của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với các chính sách về năng lƣợng tái tạo và dầu đá phiến.

Tuy nhiên, trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn được ghi nhận, giá dầu khó có thể tăng mạnh. Do chịu tác động tiêu cực từ thiên tai, nhu cầu các mặt hàng nguyên liệu dân dụng, sửa chữa có thể tăng lên. Nhóm y tế cũng có thể ghi nhận áp lực tăng, trong đó vật tư y tế chịu áp lực tăng theo nhu cầu chung thế giới, nhu cầu chữa trị tăng do công tác dự phòng.

Tỷ lệ lạm phát năm 2021 được dự báo mức không quá 4%, cụ thể VCBS dự báo lạm phát tăng 3,0% - 3,5%.

TIN LIÊN QUAN