ISO lần đầu ban hành tiêu chuẩn về nền kinh tế số bao gồm vấn đề xã hội già hóa

(CL&CS) - Mới đây, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố tiêu chuẩn ISO 25556:2025, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế số toàn diện, thân thiện với người cao tuổi.

Cụ thể, tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 25556:2025 với tên gọi đầy đủ: “Ageing societies — General requirements and guidelines for ageing-inclusive digital economy”. Đây được xem là kết quả của nhóm công tác WG 6 thuộc Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 314, chuyên trách về các vấn đề liên quan đến xã hội già hóa.

Tiêu chuẩn này nhằm mục đích cung cấp các yêu cầu và hướng dẫn chung để xây dựng hoặc chuyển đổi nền kinh tế số trở nên hòa nhập hơn với người cao tuổi. Cụ thể, ISO 25556:2025 xác định các nguyên tắc, lĩnh vực, kịch bản, hành động và danh sách kiểm tra cần thiết để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của người cao tuổi trong nền kinh tế số.

Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn bao gồm các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ số và các bên liên quan khác như tổ chức người tiêu dùng và tổ chức người cao tuổi. Mục tiêu là tăng cường tính ứng dụng và độ tin cậy của nền kinh tế số hòa nhập, bảo vệ người tiêu dùng bằng cách ngăn chặn tình trạng phân biệt tuổi tác và nâng cao chất lượng dịch vụ số cho tất cả các bên liên quan.

 ISO lần đầu công bố tiêu chuẩn quốc tề về nền kinh tế số bao gồm người già

Nội dung chính trong bản tiêu chuẩn này tập trung đến các khía cạnh bảo vệ người yếu thế trong xã hội, cụ thể ở đây là người già. Trong đó bao gồm một số nguyên tắc:

Chống lại sự phân biệt tuổi tác (ageism): Xác định và loại bỏ các định kiến và hành vi phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác trong môi trường số.

Tăng cường khả năng tiếp cận: Đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ số dễ sử dụng cho người cao tuổi, bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản và thiết kế thân thiện.

Thúc đẩy sự tham g   ia: Khuyến khích sự tham gia của người cao tuổi trong việc thiết kế, phát triển và đánh giá các dịch vụ số.

Đào tạo và nâng cao nhận thức: Cung cấp đào tạo cho lực lượng lao động đa thế hệ để nhận biết và tránh các hành vi phân biệt tuổi tác.

Tạo môi trường số an toàn và đạo đức: Đảm bảo rằng môi trường số không chỉ an toàn mà còn tôn trọng sự đa dạng và phẩm giá của và các ứng dụng được tạo ra phù hợp với người cao tuổi.

Đáng chú ý, ISO 25556:2025 không bao gồm các yêu cầu và hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về công nghệ thông tin, công thái học hoặc các lĩnh vực kỹ thuật khác, mà tập trung vào các khía cạnh xã hội và tổ chức để thúc đẩy sự hòa nhập của người cao tuổi trong nền kinh tế số.

Việc ban hành ISO 25556:2025, ISO hy vọng sẽ góp phần vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc, đặc biệt là Mục tiêu 3 (Sức khỏe và hạnh phúc) và Mục tiêu 10 (Giảm bất bình đẳng).

TIN LIÊN QUAN