Hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI): Phương pháp tính Chỉ số Hạ tầng chất lượng toàn cầu (GQII) (Phần 1)

(CL&CS) - Một ý nghĩa quan trọng trong công thức GQII là đưa ra giá trị trung bình mà mỗi nước đạt được trong các lĩnh vực phụ của NQI. Việc chuyển đổi về số lượng và tỷ lệ phần trăm từ dữ liệu thu thập sẽ đưa thành các vị trí xếp hạng, có thứ tự với tối thiểu là 0 và tối đa là 1. Do đó, nếu một nước vượt trội về đo lường, tiêu chuẩn và công nhận, nước đó sẽ có điểm số rất cao trong bảng GQII tổng thể. Để đạt được điều này, các nước cần cố gắng dẫn đầu trong từng chỉ số thành phần phụ của GQII.

  •  GQII sử dụng dữ liệu đã được công bố

Các nguồn dữ liệu chính gồm:

- Cơ sở dữ liệu so sánh chính KCDB (key comparision database) và trang web của ViÖn C©n §o Quèc tÕ (BIPM);

- Khảo sát ISO (2020) và các trang web ISO và IEC;

- Các trang web của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) và Tổ chức Quốc tế về Công nhận phòng thử nghiệm (ILAC), cũng như cơ sở dữ liệu về các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận của các trang web của 164 cơ quan công nhận trên toàn thế giới.

Bảng 1 mô tả tổng quan về dữ liệu được sử dụng cho GQII trong lĩnh vực đo lường, tiêu chuẩn và công nhận.

Bảng 1. Tổng quan về dữ liệu được sử dụng cho GQII

Trong những năm gần đây, BIPM đã tích cực tham gia vào Cơ sở Dữ liệu So sánh Chính (Key Comparison Data Base, KCDB). KCDB 2. 0 giúp truy xuất dữ liệu dễ dàng và cung cấp các so sánh thống kê theo khu vực đo lường và trong nước. Tuy nhiên, KCDB chỉ cung cấp dữ liệu hiện tại và không có dữ liệu theo thời gian. Các quy định về việc tính toán Năng lực đo và hiệu chuẩn (CMC) đã được sửa đổi và nhiều quy định sẽ bị loại bỏ trong tương lai. Điều này đã làm hạn chế sử dụng số liệu CMC như một chỉ số đánh giá năng lực đo lường của một nước. Thay vào đó, PTB đã phát triển một chỉ số về mức độ bao phủ của CMC (Indicator of CMC Coverage), thể hiện số lượng các lĩnh vực đo lường mà một NMI (và các đơn vị được chỉ định) thực hiện thông qua các CMC. Theo ý kiến của các chuyên gia đo lường, chỉ số này đã thể hiện tốt hơn năng lực đo lường của một NMI.

Trang web của ISO cung cấp các thông tin được cập nhật liên tục về các thành viên và sự tham gia vào các ủy ban kỹ thuật. Khảo sát ISO (ISO Survey) cũng cung cấp thông tin về việc sử dụng các tiêu chuẩn quản lý ISO. Dữ liệu dựa trên một cuộc khảo sát hàng năm trong đó các tổ chức chứng nhận được IAF-MLA công nhận cùng tham gia. Độ tin cậy của cuộc khảo sát phụ thuộc vào sự tham gia của các tổ chức chứng nhận và do đó bị hạn chế. Tuy nhiên, Khảo sát ISO vẫn là nguồn dữ liệu có sẵn tốt nhất trên toàn thế giới về các tiêu chuẩn chính thức.

Thách thức trong việc thu thập dữ liệu về hoạt động công nhận

Thách thức lớn nhất trong việc thu thập dữ liệu cho GQII là trong hoạt động công nhận. Có thể thu thập được dựa vào thông tin các trang web hoặc thực hiện theo phương thức đếm số lượng của IAF. Số lượng các tổ chức cho mỗi chương trình công nhận ở cấp độ 3 được ghi lại (Bảng 2). Trong hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17021, với giá trị cao nhất của hệ thống được tính ở mức 4, tác giả ghi nhận ở giá trị cho mức 3. Quy trình này giúp hài hòa tất cả các dữ liệu ở mức 3.

Khung thể chế đối với hoạt động công nhận được thiết lập bởi các tổ chức quốc tế IAF và ILAC cũng như các RAC. Các ký kết MLA và MRA thể hiện năng lực quốc tế của các cơ quan công nhận quốc gia. Nhưng không phải tất cả các cơ quan công nhận đều được quốc tế thừa nhận. Một số cơ quan công nhận của các nước đang ở trong giai đoạn xem xét để được quốc tế thừa nhận. Tác giả xem xét số lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận để thể hiện các mức độ công nhận khác nhau. Cụ thể, sự công nhận của các ký kết MRA/MLA của IAF/ILAC hoặc RAC được đặt giá trị lớn nhất là 1. Nếu cơ quan công nhận có tư cách thành viên trong IAF/ILAC hoặc RAC, PTB đánh giá tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận theo hệ số 0,5. Đối với tất cả các cơ quan công nhận khác, nhân số tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận với hệ số 0,1. Nếu một cơ quan công nhận quốc gia đạt được sự công nhận quốc tế, thứ hạng quốc gia đó sẽ tăng đáng kể trong bảng xếp hạng.

Các cơ quan công nhận là thành viên của IAF/ILAC và RAC thường xuyên cập nhật số lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận. Dữ liệu này là cơ sở để tính niên liễm của IAF/ILAC và RAC. IAF và ILAC thường xuyên công bố dữ liệu này dưới dạng tổng hợp để cho thấy sự phát triển của công nhận tại các khu vực và trên toàn thế giới (Hình 1).

Hình 1. Infographic của IAF về dữ liệu công nhận

[Tác giả xây dựng dựa trên nguồn tham khảo của IAF]

Hiện nay, IAF/ILAC lại không công bố dữ liệu riêng cho từng nước. Do đó, GQII phải thu thập dữ liệu trên trang web của 164 cơ quan công nhận. Không phải mọi quốc gia đều có cơ quan công nhận quốc gia, trong khi các nước khác có nhiều hơn một cơ quan công nhận. PTB đã sử dụng việc đánh giá các cơ quan công nhận theo ISO/IEC 17011: 2017 rằng cơ quan “... phải cung cấp thông tin chi tiết về các tiêu chí và thủ tục để đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp...”. Về nguyên tắc, danh sách các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận, bao gồm cả phạm vi hoạt động, có thể được tìm thấy trên trang web của các cơ quan công nhận. Tuy nhiên, cấu trúc thông tin không thống nhất để thực hiện các đánh giá thống kê.

Để xác nhận tính đúng đắn của việc thu thập dữ liệu, PTB đã đề nghị các cơ quan công nhận xác nhận các số liệu của họ. Các cơ quan công nhận của 74 nước đã xác nhận số liệu mà tác giả thu thập. Trong cơ sở dữ liệu GQII, người sử dụng sẽ tìm thấy thông tin tương ứng nếu cơ quan công nhận quốc gia đã xác nhận các số liệu. Tác giả cũng có thể kiểm tra chéo số liệu của họ với số liệu của hai trong số các tổ chức RAC, AFRAC và IAAC. Đối với GQII, tác giả đã thu thập dữ liệu cho 17 phạm vi công nhận (Bảng 2).

Đối với GQII, PTB đã chọn bốn chỉ số, đó là tổng số tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận cho sản phẩm (ISO/IEC 17065), hệ thống quản lý (ISO/IEC 17021), phòng thí nghiệm hiệu chuẩn (ISO/IEC 17025) và phòng thử nghiệm (ISO 17025). Phân tích chi tiết về năng lực kỹ thuật của cơ quan công nhận được thể hiện trong cơ sở dữ liệu GQII.

Bảng 2. Các thỏa thuận và mức độ công nhận                                                                                                                    [Reference: Authors’ elaboration based on IAF MLA Status 23/02/2011 and ILA-R6:05/2019]

 Từ góc độ thúc đẩy sự phát triển của NQI, PTB muốn cập nhật các số liệu về hoạt động công nhận ở các nước không có cơ quan công nhận riêng hoặc cơ quan công nhận đang trong quá trình thành lập. Một nghiên cứu chi tiết về công nhận xuyên quốc gia (Harmes-Liedtke, Matta 2020) đã làm rõ các thông tin của GQII.

Một trong các thách thức khác là việc phân tích số liệu từ các cơ quan công nhận cho hai quốc gia và khu vực. Trong trường hợp của Hệ thống công nhận chung của Úc và New Zealand (Joint Accreditation System of Australia and New Zealand, JAS-ANZ), tác giả đã đánh giá trọng số theo các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận từ mỗi nước. Họ cho rằng 90% công nhận của JASANZ là dành cho Úc và 10% cho New Zealand.

Một thách thức khác là tổ chức công nhận cộng đồng phát triển Nam Phi (Southern African Development Community Accreditation Services, SAD-CAS). SAD-CAS là một doanh nghiệp phi lợi nhuận được đăng ký vào năm 2005 tại Gaborone, Botswana. Cơ quan công nhận này cung cấp dịch vụ công nhận cho 14 quốc gia, cụ thể là Angola, Botswana; Comoros, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), Lesotho, Madagascar, Malawi, Mozambique, Namibia, Seychelles, Eswatini (Swaziland), Tanzania, Zambia và Zimbabwe. Trong trường hợp này, tác giả sẽ xác nhận cơ quan công nhận này thuộc quốc gia đặt trụ sở chính. Các công nhận của SAD-CAS bên ngoài khu vực 14 quốc gia nêu trên sẽ được xác nhận tại Botswana, trụ sở chính của cơ quan công nhận.

Công thức GQII

Một nội dung quan trọng của GQII là công thức tính mức độ phát triển NQI tương đối của một nước. Công thức của GQII bao gồm các chỉ số về đo lường, tiêu chuẩn và công nhận (Hình 2). Công thức dựa trên giả định 3 cấu phần gồm đo lường, tiêu chuẩn và công nhận, đóng góp như nhau vào hệ thống NQI. Trên cơ sở đó, công thức tính GQII được bổ sung một chỉ số phụ thể hiện mức độ phát triển tương đối của đo lường, tiêu chuẩn và công nhận của nước.

 Hình 2. Công thức GQII

Cấu phần đo lường bao gồm năm chỉ số, có trọng số như nhau:

(1) Tư cách thành viên trong các tổ chức đo lường quốc tế và khu vực (BIPM, OIML hoặc AFRIMETS, APMP, COOMET, EURAMET, GULFMET, SIM).

(2) Tư cách thành viên trong các Ủy ban Tư vấn CIPM

(3) Phạm vi của các lĩnh vực thuộc Năng lực đo và hiệu chuẩn (CMC)

(4) Số lượng các phép đo chính

(5) Số lượng phòng thử nghiệm hiệu chuẩn được công nhận trên cả nước

Cấu phần tiêu chuẩn được cấu thành từ ba chỉ số, có trọng số như nhau:

(1) Tư cách thành viên trong các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC).

(2) Tham gia vào các Ủy ban kỹ thuật ISO

(3) Số lượng doanh nghiệp được chứng nhận về tiêu chuẩn quản lý

Cấu phần công nhận được cấu thành từ năm chỉ số, có trọng số như nhau:

(1) Tư cách thành viên hoặc ký kết trong các cơ quan công nhận quốc tế hoặc khu vực (ILAC và IAF hoặc AFRAC, APAC, ARAC, EA, IAAC, SADCA (MRA/MLA).

(2) Phạm vi của các chương trình công nhận được quốc tế công nhận

(3) Số lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận để chứng nhận sản phẩm (ISO 17065)

(4) Số lượng tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận đối với hệ thống quản lý (ISO 17021)

(5) Số lượng tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận cho các phòng thử nghiệm (ISO 17025)

Trong đó, các chỉ số 3, 4 và 5 đề cập đến số lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận và được tính cùng nhau như một chỉ số phụ.

Trong công thức này, về cơ bản, các cấu phần được đánh giá với một số thông tin cụ thể sau:

- Thông tin về thành viên được chỉ định trực tiếp trong các ban kỹ thuật.

- Chỉ tính đến phạm vi hoạt động thay vì số lượng CMC, do đó một số trọng số sẽ bị giảm đi.

- Nói chung, trọng số về dân số là không đáng kể. Các nước có dân số ở quy mô trung bình và nhỏ có thể tham gia đầy đủ các cấu phần đánh giá.

Sự “hấp dẫn” của công thức này nằm ở chỗ nó chỉ đề cập đến các thước đo NQI. Để đảm bảo tính phù hợp của chỉ số, công thức tính GQII được tuân thủ theo hướng dẫn của sổ tay JRC-OECD, trong đó, việc chọn dữ liệu cơ sở được thực hiện khách quan và phù hợp [JRC và OECD, 2008, 49].

Công thức đầu tiên tính GQII đã được trình bày trước các chuyên gia quốc tế và đại diện của các cơ quan công nhận và tổ chức đo lường thông qua 02 hội thảo. Trên cơ sở góp ý, các tác giả chỉnh sửa một số nội dung trong công thức đưa ra ban đầu. Cuối cùng, các chuyên gia quốc tế và đại diện của các cơ quan công nhận và tổ chức đo lường đã ủng hộ một công thức tính GQII để xem xét xếp hạng phát triển NQI của các nước với tầm quan trọng nhất định. Công thức này có thể thể hiện sự bao quát tốt nhất mối quan hệ giữa các trình độ phát triển của các nước và các cấu phần của NQI. Công thức này sẽ giúp so sánh dữ liệu GQII theo thời gian trong những năm tiếp theo.

Một ý nghĩa quan trọng trong công thức GQII là đưa ra giá trị trung bình mà mỗi nước đạt được trong các lĩnh vực phụ của NQI. Việc chuyển đổi về số lượng và tỷ lệ phần trăm từ dữ liệu thu thập sẽ đưa thành các vị trí xếp hạng, có thứ tự với tối thiểu là 0 và tối đa là 1. Do đó, nếu một nước vượt trội về đo lường, tiêu chuẩn và công nhận, nước đó sẽ có điểm số rất cao trong bảng GQII tổng thể. Để đạt được điều này, các nước cần cố gắng dẫn đầu trong từng chỉ số thành phần phụ của GQII.

Phương pháp này giải quyết hai vấn đề: thứ nhất, nó cho phép tập hợp các chỉ số tính toán khác nhau (Ví dụ, số phòng thí nghiệm và số chứng chỉ ISO); và thứ hai, nó cho phép giảm thiểu sự tồn tại về “hiệu ứng quy mô” trong NQI. Ví dụ, một nước như Trung Quốc có 1390 phòng thí nghiệm hiệu chuẩn (bao gồm cả xuyên quốc gia), so với Uruguay với 11 phòng thí nghiệm, nghĩa là gấp 126 lần. Tuy nhiên, khi áp dụng thứ hạng phần trăm cho cả hai giá trị, sự chênh lệch giảm đi. Trong khi Trung Quốc ở vị trí thứ 99 tăng lên 100, thì Uruguay đạt vị trí thứ 64 trong danh sách toàn cầu. Cuối cùng, nếu xem xét vị trí của từng quốc gia trong danh sách, sự khác biệt chỉ là 55%. Các tác giả cho rằng cách tiếp cận phương pháp luận này hiệu quả hơn so với các lựa chọn khác như tính trọng số theo quy mô dân số hoặc GDP./.

TIN LIÊN QUAN