Với động lực này, các ngân hàng phát triển trên thế giới có cơ hội lớn để thúc đẩy tính bền vững bằng cách tài trợ cho các dự án, khuyến khích tài trợ tư nhân để hỗ trợ các sáng kiến liên quan đến khí hậu. Tuy nhiên, các thách thức vẫn còn tồn tại bởi thiếu quyền truy cập toàn cầu, khuôn khổ thống nhất và dữ liệu thời gian thực.
Tìm kiếm một khuôn khổ ESG chung
Mặc dù các sản phẩm liên quan đến Bộ tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) đang tăng trưởng nhưng vẫn có sự không nhất quán trong các tiêu chuẩn báo cáo. Chẳng hạn, Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) cung cấp các hướng dẫn toàn diện để xác định rủi ro ESG, trong khi Tổ chức Báo cáo Giá trị (VRF) đặt ra các tiêu chuẩn để xác định giá trị doanh nghiệp.
Tương tự, các tiêu chí khác nhau đã được các nhà cung cấp dữ liệu thị trường lớn sử dụng để phát triển xếp hạng ESG độc lập của mình.
Ở Trung Quốc, các cơ quan quản lý và nhà đầu tư là những trọng tài chính cho các tiêu chuẩn và chính sách. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, chính phủ nước này sẽ không sớm đưa ra các hành động chính thức.
Tại Mỹ, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã đề xuất một bộ hướng dẫn được công bố vào tháng 3/2022, nhưng sau đó bị lùi lại 7 tháng mà không có thời hạn mới nào được thiết lập.
Ở châu Âu, Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) do Nhóm Tư vấn Báo cáo Tài chính châu Âu (EFRAG) đề xuất một bộ nguyên tắc nâng cao và toàn diện, đồng thời thông tin được sử dụng để xác thực việc tuân thủ phải được các bên thứ ba xem xét kỹ lưỡng.
Nhiều khác biệt trong phương pháp xếp hạng toàn cầu và khuôn khổ báo cáo có thể dẫn đến những lợi thế không công bằng. Một công ty hoạt động ở Mỹ, có chế độ ít nghiêm ngặt hơn, có thể có xếp hạng ESG cao hơn so với một công ty tương tự hoạt động trong chế độ chặt chẽ hơn.
Các ngân hàng cũng khó đánh giá chính xác rủi ro do chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này cho thấy có rất nhiều sự chú ý đối với Ủy ban Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB), nhằm mục đích phát triển một bộ tiêu chí bền vững toàn diện được thiết kế để tương thích với các tiêu chuẩn cụ thể của khu vực pháp lý.
Sự cần thiết của dữ liệu hướng tới tương lai
Cũng như các tiêu chuẩn chung, các ngân hàng cũng yêu cầu nhiều mô hình mạnh hơn để đánh giá rủi ro. Các mô hình truyền thống thường dựa vào dữ liệu lịch sử để đưa ra các dự báo trong tương lai, nhưng điều này không đáng tin cậy. Thay vào đó, các ngân hàng cần dữ liệu và mô hình hướng tới tương lai để dự đoán các tác động của khí hậu trong tương lai và đánh giá rủi ro một cách chính xác.
Đối với các ngân hàng phát triển, các yếu tố như hệ thống cũ, thiếu đào tạo nhân viên và nguồn lực có thể gây khó khăn cho việc truy cập và báo cáo kịp thời về cấp dữ liệu sâu hơn, chẳng hạn như đối với phát thải khí nhà kính ở phạm vi 3.
Sử dụng dữ liệu và báo cáo để tạo ra thay đổi có ý nghĩa là một thách thức khác. Ernst & Young (EY) - một hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) - chỉ ra rằng, dưới 30% trong số các công ty đề cập đến các vấn đề liên quan đến khí hậu trong báo cáo tài chính của họ.
Nếu không có mối tương quan rõ ràng giữa các tác động liên quan đến khí hậu và kết quả tài chính, các tổ chức sẽ thiếu cái nhìn sâu sắc để thực hiện hành động tích cực và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Các ngân hàng cải thiện báo cáo ESG và giảm thiểu rủi ro tài chính thông qua công nghệ
Những khó khăn trong việc sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, cùng với việc thiếu các chỉ số rõ ràng và nhất quán để đánh giá các tác động liên quan đến khí hậu, đang khiến các ngân hàng phải cải thiện báo cáo ESG và giảm thiểu rủi ro tài chính thông qua công nghệ.
Trên thực tế, có nhiều giải pháp Fintech tự động hóa việc thu thập dữ liệu – từ lượng nhiên liệu được sử dụng, sản phẩm đã mua, đến việc đi lại của nhân viên – có thể được tích hợp ngay vào quy trình làm việc của ngân hàng. Sau đó, dữ liệu được đưa vào công cụ tính toán của ngân hàng. Những giải pháp khác cho phép nhập thông tin trực tiếp từ các hệ thống ERP nội bộ để đánh giá doanh nghiệp dựa trên nhiều điểm dữ liệu.
Với các API và nền tảng mở, các ngân hàng đang thiết lập nền tảng quản lý rủi ro mở và kết nối các sản phẩm. API cung cấp chức năng "plug and play", gần như cho phép tích hợp đơn giản với các hệ thống ERP cốt lõi.
Sau khi tích hợp các giải pháp của bên thứ ba vào khung rủi ro tiêu chuẩn, các tổ chức có thể sử dụng các kịch bản liên quan đến khí hậu và các mô hình tối ưu hóa sổ ngân hàng hiện có để hướng dẫn đạt mục tiêu danh mục đầu tư bằng không.
Việc chọn đối tác nền tảng phù hợp có thể tạo điều kiện tích hợp liền mạch và nhanh chóng.
Do rủi ro tài chính ESG ngày càng leo thang và yêu cầu báo cáo ngày càng tăng ở các khu vực khác nhau, cả ngân hàng phát triển và ngân hàng toàn cầu đều cần có nhiều công cụ để thu thập dữ liệu và đánh giá tác động.
Với công nghệ ngày nay, các ngân hàng có thể xác định và quản lý rủi ro cũng như cơ hội chính xác hơn, thúc đẩy sự thay đổi môi trường có ý nghĩa.