ACB “đau đầu” với nợ khó đòi

(NTD) - Trong những năm gần đây, những khoản tiền gửi liên ngân hàng khó đòi đang khiến cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) phải “đau đầu”. Do vậy, việc trích lập dự phòng đã "ăn lẹm" vào kết quả lợi nhuận là một minh chứng cho thấy cái giá mà ACB phải trả trong quá khứ là khá đắt.

Trong khi những phiên tòa xét xử nguyên lãnh đạo Ngân hàng Xây Dựng - VNCB (nay là CB) nóng lên nhiều ngày qua, ACB thông báo báo cáo tài chính, báo cáo soát xét bán niên hợp nhất 2016 với thông tin nợ khó đòi liên quan đến CB. Trước đó, ACB cũng thu hồi hết được những khoản nợ liên quan đến nhóm ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên).

ngan hang
ACB khó đòi được khoản nợ tại CB.

 Dễ mất trắng 400 tỷ đồng tại CB

Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2016 của Ngân hàng ACB thì tính đến ngày 30/6, ACB còn 1.846 tỷ đồng gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng khác.

Trong đó có 252 tỷ đồng tiền gửi tại GPBank (ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng vào 7/7/2015) và 400 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng CB (ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng vào 31/1/2015).

Tới nay, khoản 400 tỷ đồng gửi có kỳ hạn tại CB đã quá hạn, được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tại thời điểm cuối quý 2/2016, tổng số tiền trích lập dự phòng cho khoản tiền gửi này là 165,6 tỷ đồng. ACB cho biết đã gửi Công văn 7261 đến Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét cho ACB điều chỉnh kỳ hạn thu hồi khoản tiền gửi này và lãi liên quan. Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt đề nghị này. Theo đó, khoản tiền gửi 400 tỷ đồng sẽ được thu hồi hàng năm theo lộ trình đã được phê duyệt đến ngày 30/09/2020. Tuy nhiên, số nợ này quá lớn nên không có gì ngạc nhiên nếu nó chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng nợ xấu của ACB.

Trong báo cáo cũng chỉ ra khoản tiền gửi 772 tỷ đồng tại GPBank. Khoản tiền gửi này được chia thành 2 phần. Trong đó, tại thời điểm 31/3/2014, ACB đã ký thỏa thuận gia hạn khoản tiền gửi 252 tỷ đồng tại GPBank thêm 24 tháng đến 4/9/2016. Ngày 25/12/2015, ACB đã gửi Công văn số 7261/CV-TH.15 đến Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét chấp thuận cho ACB chuyển nhượng các trái phiếu và bất động sản do GPBank nắm giữ để cấn trừ khoản tiền 252 tỷ đồng này. Đồng thời ACB sẽ miễn giảm toàn bộ lãi phải thu phát sinh từ khoản tiền gửi đó. Vào ngày 29/12/2015, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt đề nghị này.

Ngày 7/4/2016, ACB đã nhận chuyển nhượng các trái phiếu với mệnh giá 500 tỷ đồng do một công ty cổ phần trong nước phát hành để cấn trừ 520 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn còn lại tại GPBank.

Theo báo cáo trên, tại thời điểm cuối quý 2/2016, tổng nợ xấu của ACB là 3.367 tỷ đồng, tăng 455 tỷ đồng so với cuối năm 2015. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng từ 1.066 tỷ đồng lên 1.338 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tại CB chiếm 30% tổng nợ có khả năng mất vốn và chiếm 12% tổng nợ xấu của ACB.

Trả giá đắt cho quá khứ

Tại các kỳ Đại hội cổ đông gần đây, các cổ đông của ACB vẫn luôn lo ngại về khả năng thu hồi một số khoản tiền gửi, nợ vay rất lớn. Đơn cử là khoản nợ từ nhóm 6 công ty của bầu Kiên, tiền gửi quá hạn tại 2 ngân hàng GPBank và CB. Trước sự thấp thỏm của cổ đông, tại Đại hội cổ đông thường niên 2016, ông Đỗ Minh Toàn - Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB, năm 2016, ACB sẽ tất toán các khoản tiền gửi liên ngân hàng không sinh lời và chuyển thành tài sản sinh lời tốt. Tuy nhiên, “mớ bòng bong” này có lẽ không dễ gỡ như lời các lãnh đạo ACB báo cáo với cổ đông và đang từng ngày “ăn mòn” lợi nhuận của ngân hàng này.

Bên cạnh đó, ACB vẫn chưa khắc phục hết hậu quả từ sau sự cố lao lý của bầu Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB (tháng 8/2012). Hiện nay, ACB vẫn phải đau đầu tìm cách thu hồi các khoản nợ của nhóm 6 công ty liên quan đến vị đại gia này.

Trả lời chất vấn của cổ đông, ông Đỗ Minh Toàn cho hay, nhóm 6 công ty của bầu Kiện hiện còn nợ ACB hơn 5.657 tỷ đồng, có tài sản bảo đảm và cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản. Ngân hàng sẽ cân đối được các khoản nợ này và đang nỗ lực tìm phương án xử lý thu hồi nợ nhờ bán tài sản bảo đảm, cố gắng thu hồi khoảng 2.000 tỷ đồng. ACB cũng lường trước tình huống xấu nhất và dự kiến trích lập dự phòng 1.000 tỷ đồng cho nợ xấu của nhóm 6 công ty. Riêng quý 1/2016, trích lập dự phòng là 200 tỷ đồng, khi nào thu hồi được nợ xấu thì sẽ hoàn nhập chi phí dự phòng.

 Vân Lam

NTD So 64 (254-258)_Page_26
 

Bình luận

Nổi bật

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

Mặc dù Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở từ cuối năm ngoái và sẽ có hiệu lực vào 1/1/2025, tuy nhiên Chính phủ đang đề xuất đưa hai luật này vào thực tế từ 1/7 tới, nghĩa là sớm hơn 6 tháng.