Thứ hai, 17/08/2015, 11:04 AM

6 tháng đầu năm, ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 1,917 tỷ USD

(NTD) - Trong 6 tháng đầu năm, thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết đạt trên 1,590 tỷ USD, bằng 70,54% so với cùng kỳ năm 2014.

Đó là báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi nhằm đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân nguồn vốn này trong 6 tháng đầu năm 2015, trong ngày 12/8 vừa qua.

ODA
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi. (Ảnh: baochinhphu.vn)

Mức giải ngân ODA và vốn vay ưu đãi thấp hơn 38% so với cùng kỳ năm 2014

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận rằng, các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn ODA thấp phải quyết liệt hơn trong công tác điều hành nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân, hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

Trong 6 tháng đầu năm, thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết đạt trên 1,590 tỷ USD (vốn vay ODA và vay ưu đãi 1,573 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại 17 triệu USD), bằng 70,54% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, một số chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi có giá trị lớn gồm: Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2 trị giá 450 triệu USD (WB); Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành trị giá 262,79 triệu USD (Nhật Bản); Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trị giá 230 triệu USD (ADB); Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai khoản vay bổ sung trị giá 147 triệu USD (ADB); Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 135,82 triệu USD (Nhật Bản và Hàn Quốc)...

Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân trong 6 tháng đạt khoảng 1,917 tỷ USD (ODA vốn vay đạt 1,736 tỷ USD, ODA viện trợ không hoàn lại 181 triệu USD). Mức giải ngân này thấp hơn 38% so với cùng kỳ năm 2014, một phần do có các khoản vay giải ngân nhanh của Chương trình tín dụng hỗ trợ quản lý kinh tế và Nâng cao khả năng cạnh tranh (EMCC), Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SPRCC)… với tổng giá trị khoảng 350 triệu USD và một phần do các nhà tài trợ quy mô lớn thuộc Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển đều có mức giải ngân thấp hơn.

Nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ thực hiện và giải ngân chủ yếu vẫn là vướng mắc về quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành; vướng mắc do các điều chỉnh, thay đổi trong quá trình thực hiện dự án; do khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ và do vốn đối ứng không được bố trí đầy đủ và kịp thời, công tác giải phóng mặt bằng...

Tiếp tục giám sát các dự án chậm tiến độ

Ban Chỉ đạo cũng cho biết, 23 chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi trong Danh sách dự án chậm tiến độ năm 2015 được tiếp tục rà soát, đánh giá. Kết quả 10/23 dự án về cơ bản đã giải quyết xong các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đối ứng, thiếu vốn kế hoạch ODA, bao gồm: Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện; Dự án thành lập 5 trường cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc... Tuy nhiên, với việc bổ sung thêm dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, danh sách dự án chậm có 14 dự án cần tiếp tục được giám sát thường xuyên.

Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, trong bối cảnh nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình, việc thu hút các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, việc giải ngân, sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả tối đa là nhiệm vụ lớn mà mỗi bộ, ngành, địa phương phải tập trung, chú ý.

Trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, Dự án ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2014-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các bộ, ngành và địa phương cần hoàn thành theo đúng tiến độ được giao. Trong đó, các bộ, ngành và địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp thời gian qua cần quyết liệt và chú trọng hơn trong công tác điều hành, lựa chọn các dự án ưu tiên, nâng cao chất lượng văn kiện dự án để đảm bảo tiến độ cam kết và hiệu quả đầu tư.

Bộ KH-ĐT làm đầu mối sẽ tổng hợp, báo cáo mỗi tháng một lần về tình hình và mức độ cải thiện của các cơ quan quản lý nguồn vốn, dự án này. Đồng thời, các cơ quan liên quan cũng cần phối hợp trong công tác vận động, chuẩn bị các dự án mới, nhất là phối hợp ngang.

 Xuân Thi

Bình luận

Nổi bật

Quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm

Quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:20

(CL&CS) - Armenia thông báo Dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm.

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…