217 hành khách quốc tế đến Việt Nam bị từ chối nhập cảnh trong 2 tháng đầu năm

(CL&CS) - Hai tháng đầu năm có 217 khách quốc tế bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam do giấy tờ không hợp lệ, bằng 1/4 năm 2023, gây áp lực cho sân bay và hãng hàng không.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2020 có 506 trường hợp; năm 2022 có 404 trường hợp; năm 2023 có 886 trường hợp; hai tháng đầu năm 2024 có 217 trường hợp bị từ chối nhập cảnh. Riêng năm 2021 do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 có rất ít chuyến bay thương mại quốc tế đến Việt Nam, do đó chỉ có 5 trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh.

Số khách bị từ chối nhập cảnh tăng so với trước đây gây thiệt hại cho hãng hàng không đưa khách đến vì phải đưa khách quay lại nơi xuất phát, tạo áp lực lên cảng hàng không - nơi hành khách được quản lý trong lúc chờ chuyến bay trở về, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh, an toàn tại sân bay và trên tàu bay.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trước những thông tin trên, để giảm thiểu hành khách bị từ chối nhập cảnh, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản đề nghị các hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam kịp thời cập nhật các quy định của Việt Nam và quốc tế về xuất, nhập cảnh, quá cảnh liên quan đến hành khách đi tàu bay; thực hiện các biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến hành khách đi tàu bay, các công ty lữ hành liên quan về các quy định đối với giấy tờ đi tàu bay.

Cục Hàng không Việt Nam cũng đề nghị Nhà chức trách, lực lượng chức năng kiểm soát giấy tờ đi tàu bay của quốc gia nơi tàu bay xuất phát (trước khi bay đến Việt Nam) kiểm soát chặt chẽ giấy tờ của hành khách nhằm hạn chế đến mức tối thiểu các trường hợp không đủ điều kiện nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam do nguyên nhân giấy tờ đi tàu bay.

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 2/2024, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 24.711 chuyến bay, tăng khoảng 3.300 chuyến bay so với các tháng trước đó. Trong số chuyến bay các hãng hàng không Việt Nam khai thác có 7.991 chuyến bị chậm giờ, chiếm tỉ lệ 32,3%, tăng vọt so với tháng trước đó (19,3%).

Theo Cục Hàng không Việt Nam, hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuyến bay cất cánh trễ giờ trong tháng 2/2024 vẫn là do máy bay về muộn (19,7%) và do các hãng hàng không (8,5%). Các nguyên nhân còn lại được nhà chức trách hàng không chỉ ra là thời tiết, quản lý, điều hành bay, trang thiết bị và dịch vụ tại sân bay và các lý do khác.

Cũng trong tháng 2, có 43 chuyến bay bị hủy, chiếm tỉ lệ: 0,2%. Nguyên nhân chủ yếu buộc các hãng phải hủy các chuyến bay trong tháng 2 là lý do khai thác, thương mại. Còn lại là lý do kỹ thuật, thời tiết và lý do khác.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:32

(CL&CS) - Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Chiêm ngưỡng pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2024

Chiêm ngưỡng pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 15:47

(CL&CS) - Chào đón mùa Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2024 mới với những màn pháo hoa mãn nhãn bên sông Hàn, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đặc biệt dành tặng 100 cặp vé xem DIFF 2024 cho khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Bứt phá cơ hội kinh doanh tại “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

Bứt phá cơ hội kinh doanh tại “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 15:16

(CL&CS) - Giới đầu tư đang đổ dồn sự chú ý vào Vinhomes Royal Island - đại đô thị đẳng cấp bậc nhất khu vực giữa trung tâm thành phố cảng Hải Phòng sôi động, nơi sở hữu phố đi bộ bờ sông dài và đẹp nhất Việt Nam cùng các tổ hợp thương mại dịch vụ sầm uất, hứa hẹn mang đến tiềm năng kinh doanh bứt phá.