Dữ liệu cũ
Thứ năm, 12/12/2013, 20:30 PM

17 triệu lao động Việt Nam thu nhập dưới chuẩn nghèo

Theo Tổ chức Lao động quốc tế, khoảng 17 triệu lao động Việt Nam có thu nhập quá ít ỏi dưới chuẩn nghèo 2 USD một ngày và khoảng 23 triệu người khác đang sống mấp mé trên ngưỡng đó.

Ông Phú Huỳnh, chuyên gia kinh tế lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế (Văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương) cho biết, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008. Trong lúc vật lộn với bất ổn kinh tế vĩ mô, Việt Nam tiếp tục phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Xuất khẩu chiếm khoảng 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các láng giềng ASEAN là Indonesia, Philippines và Thái Lan. Nhưng với nhu cầu suy yếu từ các đối tác thương mại chủ chốt, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn không chắc chắn.

“Để phục hồi, Việt Nam cần cân bằng lại nền kinh tế theo hướng tiêu thụ nội địa mạnh hơn. Điều này sẽ góp phần bù đắp sự thay đổi trong các thị trường xuất khẩu và giúp tăng trưởng bền vững hơn”, ông Huỳnh nói.

Một bước đi cốt yếu để làm bệ đỡ cho thị trường nội địa Việt Nam là tăng tốc độ mở rộng tầng lớp trung lưu. Bằng chứng trên thế giới cho thấy tầng lớp trung lưu gắn liền với tiếp cận tốt hơn với việc làm được trả lương đều đặn, đầu tư nhiều hơn cho sức khỏe và giáo dục, và tiêu dùng hộ gia đình cao hơn.

Nghiên cứu gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế về tầng lớp kinh tế và thị trường lao động ở khu vực đang phát triển của châu Á-Thái Bình Dương cho thấy lực lượng lao động trung lưu của Việt Nam đang tăng lên. Từ chỗ chỉ có một triệu lao động thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2000, con số đó giờ đây được ước tính khoảng 13 triệu, tức một phần tư lực lượng lao động.

Tuy vậy, bất chấp tiến bộ ấy, khoảng 17 triệu lao động vẫn có thu nhập quá ít ỏi nên không vượt lên được chuẩn nghèo 2 USD một ngày. Khoảng 23 triệu người khác đang sống mấp mé trên ngưỡng đó và vẫn rất dễ bị tái nghèo trong những lúc khủng hoảng kinh tế, xã hội hay môi trường.

Chuyên gia kinh tế lao động của ILO cho rằng, chìa khóa để thúc đẩy động lực mở rộng tầng lớp trung lưu là tạo ra nhiều việc làm có chất lượng hơn song song với việc tăng năng suất lao động và tiền lương. Cần phải đảm bảo có được các chính sách đúng đắn và thể chế vững mạnh.

Để đạt được điều đó, các biện pháp nhằm tăng tốc thay đổi trong cơ cấu kinh tế của đất nước đóng vai trò quyết định. Điều này sẽ tạo ra các cơ hội mới cho gần 25 triệu lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành nông nghiệp năng suất thấp để chuyển dịch sang các việc làm tốt hơn trong ngành công nghiệp và dịch vụ, nơi sử dụng 4/5 số lao động trung lưu.

“Điều này cũng sẽ đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn cho việc cải thiện tiếp cận và chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là cho phụ nữ và thanh niên nông thôn. Với kỹ năng và trình độ được nâng cao, người nghèo Việt Nam có thể cạnh tranh tốt hơn để kiếm việc làm có kỹ năng, mang lại tiền lương cao hơn”, ông Huỳnh khẳng định.

Xuân Hoa

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.