Woori Bank tự ý giải chấp tài sản thế chấp để chiếm đoạt 400 tỷ đồng
(NTD) - Chỉ đóng vai trò nhận và quản lý tài sản thế chấp theo ủy thác, thế nhưng Ngân hàng Woori TP.HCM (Woori Bank) đã tự ý giải chấp tài sản thế chấp của khoản vay 400 tỷ đồng cho bên thế chấp là CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC), trong khi bên cho vay là DWS không hề hay biết. Thậm chí, theo DWS, Woori Bank đã chiếm đoạt luôn số tiền 400 tỷ đồng nói trên từ tháng 12/2016 đến nay.
DWS Star Bridge Co., Ltd (DWS), một khách hàng của Woori Bank vừa có đơn gửi đến Báo Người Tiêu Dùng tố ngân hàng này đã chiếm đoạt 400 tỷ đồng của công ty từ tháng 12/2016 đến nay. Số tiền trên được xác định liên quan đến hợp đồng thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) khu đất dự án The Mark có diện tích 29.310m2 tại Q.7, TP.HCM (số BA489719, số vào sổ cấp GCN: CT 00200 ngày 28/1/2010).
Chỉ được ủy thác nhận và quản lý tài sản thế chấp…
Theo đó, HDTC là thành viên liên doanh tại VK Housing cùng với 2 doanh nghiệp Hàn Quốc khác là P&D và LVC để thực hiện dự án Khu nhà ở cao tầng The Mark tại Q.7, TP.HCM (dự án The Mark). Tại liên doanh này, HDTC sở hữu 20% cổ phần, góp vốn bằng QSDĐ 29.310m2 - phần đất đã đề cập trong hợp đồng thế chấp ở trên.
Trong quá trình triển khai dự án thì liên doanh gặp khó khăn về tài chính. Với tư cách thành viên HDTC đã thế chấp QSDĐ để bảo lãnh khoản vay 400 tỷ đồng của liên doanh tại DWS. Khoản vay này sau đó quá hạn và mất khả năng chi trả nên bị DWS khởi kiện ra TAND TP.HCM.
Hồ sơ vụ việc cho thấy, tháng 12/2009, DWS đã cho VK Housing vay 15 tỷ won (tương đương 400 tỷ đồng, theo tỷ giá). Khoản vay này được bảo lãnh bởi các thành viên góp vốn của VK Housing gồm: QSDĐ 29.310m2 của HDTC, 2 công ty Hàn Quốc LVC, P&D và cá nhân ông Lee Jong Suk.
Tuy là đơn vị cho vay theo thỏa thuận nhưng DWS lại không có chức năng ngân hàng vì vậy, DWS đã ủy thác cho Woori Bank nhận và quản lý phần tài sản thế chấp của HDTC, có trả phí hằng năm. Hợp đồng ủy thác nêu rõ: Woori Bank không thể tự ý từ bỏ, chuyển nhượng, xử lý tài sản bảo đảm hay chấm dứt hợp đồng bảo đảm quản lý vốn khi không có sự đồng ý hay sự chỉ định bằng văn bản của DWS.
Các thỏa thuận trên được xem là những điều kiện pháp lý chặt chẽ để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Những điều khoản thỏa thuận này cũng đồng thời giúp bên cho vay - DWS quản lý tốt dòng tiền của mình và Woori Bank thực hiện đúng chức năng ngân hàng theo luật định. Tuy vậy, như tố cáo của DWS, bằng cách nào đó bên thế chấp - HDTC và bên nhận thế chấp theo ủy thác - Woori Bank đã “bẻ kèo” phút cuối để chiếm đoạt luôn số tiền 400 tỷ đồng của DWS từ tháng 4/2016 đến nay.
… nhưng Woori Bank tự ý giải chấp khoản vay và chiếm đoạt 400 tỷ đồng
Thông tin từ DWS cung cấp, ngày 29/12/2016, Woori Bank có văn bản thông báo đến DWS về việc HDTC yêu cầu hoàn trả QSDĐ đã thế chấp nên Woori Bank quyết định sẽ hoàn trả theo yêu cầu. Chỉ 1 ngày sau (30/12/2016), Woori Bank tiếp tục có văn bản thông báo đến DWS là đã hoàn trả xong QSDĐ cho HDTC. Đáng nói, những văn bản này tuy có nhưng DWS lại không hề nhận được bởi không biết vô tình hay cố ý, Woori Bank đã gửi mà đề sai địa chỉ của nơi nhận.
Ngoài ra, trước thời điểm Woori Bank có những thông báo về việc hoàn trả QSDĐ theo yêu cầu của HDTC, DWS đã có ý kiến với Woori Bank về trường hợp HDTC. Theo đó, căn cứ vào các thỏa thuận ủy thác và quyền của bên cho vay, DWS đã yêu cầu Woori Bank không được thực hiện giải chấp mà phải chờ phán quyết của tòa, bởi DWS đã khởi kiện đòi lại khoản vay đối với bên vay và các bên bảo lãnh (trong đó có HDTC) tại TAND TP.HCM. Trong đó, Woori Bank cũng được xác định là bên có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Ngày 12/1/2017, đại diện DWS đã có buổi làm việc, yêu cầu Woori Bank làm rõ 3 vấn đề gồm: Căn cứ hoàn trả QSDĐ cho HDTC; khoản vay của HDTC chưa được tất toán theo hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng vay tại sao Woori Bank lại đơn phương thực hiện việc hoàn trả QSDĐ cho HDTC; Woori Bank có nhận khoản tiền nào từ HDTC để giải tỏa thế chấp hay không. Tuy vây, Woori Bank đã từ chối trả lời các vấn đề nói trên. Đến ngày 16/1/2017 thì HDTC nộp lên TAND TP.HCM bản tường trình trong đó nêu rõ Woori Bank đã nhận 400 tỷ đồng từ HDTC để hoàn trả QSDĐ đã thế chấp.
Từ những vấn đề trên, DWS cho rằng, Woori Bank đã vi phạm nghiệm trọng thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm quản lý vốn đã ký giữa 2 bên vào ngày 4/12/2009. Thậm chí, Woori Bank đã có hành vi cố tình chiếm đoạt số tiền 400 tỷ đồng của DWS thông qua việc tự ý nhận tiền từ HDTC và hoàn trả QSDĐ đã thế chấp cho HDTC mà không có sự đồng ý của DWS từ tháng 12/2016 đến nay.
Người đại diện của DWS cho biết, đơn vị này đang hoàn tất các thủ tục tố cáo, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự liên quan đến việc chiếm đoạt số tiền 400 tỷ đồng của DWS có liên quan đến Woori Bank và HDTC.
“Chúng tôi thượng tôn pháp luật khi đến đầu tư tại Việt Nam và giờ là lúc chúng tôi mong muốn pháp luật đủ công tâm và sắc bén để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Tôi mong, không chỉ có cơ quan công an mà các cơ quan khác trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước chẳng hạn… cũng sẽ vào cuộc làm rõ hành vi chiếm đoạt của Woori Bank và các bên liên quan!” - người đại diện DWS bức xúc.
Woori đã góp phần làm phức tạp và kéo dài tranh chấp dự án The Mark giữa DWS, VK Housing và HDTC! Như chúng tôi nhiều lần đề cập, HDTC đang khởi kiện tranh chấp dự án The Mark cùng với các đối tác Hàn Quốc, trong đó có DWS. Theo đó, phần đất 29.310m2 (thực hiện dự án The Mark) đã thế chấp của HDTC là vấn đề cơ bản nảy sinh tranh chấp. Theo tiết lộ của VK Housing, với sự hỗ trợ tài chính từ thành viên DWS đã mua lại và thanh toán toàn bộ giá trị khu đất với giá lên đến 20 triệu USD cho HDTC (có kèm theo chứng từ) nhưng công ty này vẫn chưa sang tên theo thỏa thuận do vướng phức tạp cổ phần hóa (tháng 4/2016). Việc mua lại khu đất cùng với hoạt động thoái vốn của HDTC khỏi liên doanh cũng đồng nghĩa với việc DWS là chủ sở hữu duy nhất của dự án The Mark. Bởi, công ty này đã nắm giữ 80% tại liên doanh và mua thêm 20% góp vốn bằng QSDĐ của HDTC. Thế nhưng, mọi chuyện không như mơ, ban quản trị mới sau cổ phần hóa với sự góp mặt của đại gia khét tiếng Đinh Trường Chinh đã “kết nối” được với Woori Bank và không biết bằng cách nào đó giữa HDTC và Woori Bank đạt được thỏa thuận giải chấp khoản vay 400 tỷ đồng, hoàn trả chứng nhận QSDĐ để rồi HDTC lấy chính QSDĐ thực hiện dự án vẫn đứng tên mình, để khởi động vụ kiện tranh chấp dự án The Mark có giá trị lên đến gần 3.000 tỷ đồng, đẩy nhà đầu tư Hàn Quốc rơi vào thế điêu đứng phải chạy vạy, kiện thưa, kêu cứu khắp nơi. Đánh giá về diễn biến vụ việc, người đại diện DWS nói: “Rõ ràng, nếu Woori không tự ý phá bỏ các thỏa thuận về mặt nguyên tắc đối với khoản vay 400 tỷ đồng thì mọi thứ đã không tồi tệ như vậy vì HDTC không có lý nào để khởi động vụ kiện với VK Housing và DWS, dẫn đến hàng loạt hệ lụy đến giờ này chưa thể giải quyết xong”. |
Võ Nguyễn
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.