Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 10/06/2019, 11:24 AM

FLC mở đại học phi lợi nhuận

(NTD) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký văn bản “đồng ý chủ trương” về việc thành lập Đại học FLC tại tỉnh Quảng Ninh.

Theo văn bản ký ngày 3/6/2019, Đại học FLC sẽ là một đại học tư thục phi lợi nhuận, được xây dựng trên 50ha đất ở hai phường Hà Lầm và Hà Trung, thành phố Quảng Ninh với tổng vốn ban đầu khoảng 4.000 tỷ đồng.

Đào tạo hàng không, du lịch và công nghệ cao

Dự án thành lập Đại học FLC được lên ý tưởng và nghiên cứu khả thi trong hai năm qua, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá về chuyên môn. Dự án cũng qua thẩm định của các cơ quan và đơn vị liên quan trong quá trình hoàn thiện pháp lý.

Trường đặt mục tiêu đạt chuẩn kiểm định của hệ thống Đại học ASEAN (AUN), được xếp hạng các đại học thế giới trong bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS ranking) và xếp hạng của Hiệp hội Phát triển giảng dạy doanh thương bậc đại học (AACSB). Đây là các quy chuẩn đòi hỏi của trường đại học đạt chất lượng quốc tế.

FLC nói đề án đại học này có sự tham gia của nhân sự cấp cao ở tập đoàn cùng đội ngũ chuyên gia giáo dục hàng đầu từ các nước tiên tiến. Trường dự kiến tuyển sinh mùa đầu tiên vào cuối năm 2020 với khoảng 600 sinh viên, tăng lên 6.100 sinh viên vào năm 2024 và đạt quy mô 10.000 sinh viên vào năm 2035. Đại học FLC sẽ tập trung vào ba ngành chính: Công nghệ cao, hàng không và du lịch - ngành kinh doanh chính và thế mạnh của tập đoàn.

Việt Nam đang là thị trường du lịch và hàng không phát triển hàng đầu thế giới, cả hai ngành này đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, mỗi năm ngành cần 40.000 lao động, nhưng lượng học viên tốt nghiệp chuyên ngành chỉ 15.000 người, trong đó chỉ có 12% có trình độ cao đẳng và đại học. Tiến sĩ Vũ Đặng Hải Yến, người đại diện đứng tên thành lập Đại học FLC, phát biểu: “Chúng tôi muốn xây dựng một cơ sở giáo dục hệ đại học và sau đại học vượt trội trong phương pháp và chương trình giảng dạy, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng và thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam”.

flc
Phối cảnh Trường Đại học FLC sẽ được xây dựng tại Hạ Long, Quảng Ninh.

Phi lợi nhuận

Hiện Việt Nam có 235 trường đại học, kể luôn khối tư thục nhưng không tính đến các trường thuộc hệ thống an ninh quân đội... Sau ba lần thay đổi, các luật lệ về việc mở đại học tư của Việt Nam đòi hỏi số vốn đến 1.000 tỷ đồng, chưa tính cơ sở vật chất. Hiện luật không cho phép thành lập mới đại học tư thục do doanh nghiệp sở hữu một cá nhân đứng tên bởi số đại học này quá nhiều. Vì thế, thị trường mua bán đại học tư thục mới rộn ràng thời gian qua.

Với các trường phi lợi nhuận, nhà đầu tư sẽ không được chia cổ tức cho dù trường hoạt động tốt và sinh lời. Tất cả lợi nhuận sẽ được tái đầu tư vào cơ sở vật chất, tiện nghi nghiên cứu, giảng dạy và các chương trình an sinh xã hội của trường. Trong trường hợp chia lời thì phần cổ tức được chia không quá lãi suất của trái phiếu chính phủ.

Đại học FLC sẽ là đại học tư thứ 67, nhưng sẽ khác phần lớn các trường đã lập trước đó, trường này sẽ phải hoạt động theo cơ chế “phi lợi nhuận” - như VinUni tại Hà Nội, Đại học Đại Việt Sài Gòn và Đại học Du lịch Sài Gòn tại TP.HCM

Chính vì thế, đầu tư vào trường đại học phi lợi nhuận là cam kết xã hội lâu dài của nhà đầu tư. Và đối với một số người, các dự án này hoàn toàn không hấp dẫn.

Tháng 11/2018, VinGroup thành lập VinUni theo mô hình phi lợi nhuận và nói sẽ phấn đấu đạt chuẩn 5 sao trên bảng xếp hạng QS ranking. Trường ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với hai trường thuộc top 20 đại học tốt nhất thế giới là Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania của Hoa Kỳ. VinUni tập trung vào ba lĩnh vực đào tạo chính: Kinh doanh, công nghệ và y tế.

Cũng trong tháng 11 năm ngoái, Đại học Đại Việt Sài Gòn được cấp phép thành lập tại TP.HCM và dự kiến sẽ khai giảng mùa đầu tiên vào cuối năm 2019. Trước đó, tháng 6/2017, Trường Cao đẳng Văn hóa và Du lịch Sài Gòn lập đề án nâng cấp thành Đại học Du lịch Sài Gòn.

Ricky Hồ 

Bình luận

Nổi bật

Lễ hội chùa Tây Phương sẽ được tổ chức đầu tháng 4/2025

Lễ hội chùa Tây Phương sẽ được tổ chức đầu tháng 4/2025

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39

(CL&CS) - Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật Quốc gia (2015 - 2025) và khai hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 2 - 4/4.

Lễ hội Thành Bản Phủ tưởng nhớ Tướng quân Hoàng Công Chất

Lễ hội Thành Bản Phủ tưởng nhớ Tướng quân Hoàng Công Chất

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39

(CL&CS) - Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2025 được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá hình ảnh, con người, nét văn hóa của các dân tộc bản địa.

Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung

Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/03/2025, 08:34

(CL&CS0 - Nhằm đáp ứng sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và xu hướng khám phá văn hóa ẩm thực địa phương ngày càng gia tăng, nhà hàng Danaksara chính thức mở cửa trở lại, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Miền Trung trong không gian mang đậm bản sắc văn hóa. Ẩm thực miền Trung – Di sản quý giá trong dòng chảy du lịch Việt Nam Miền Trung Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn với nền ẩm thực phong phú, đậm đà hương vị địa phương. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, ẩm thực không chỉ là một phần của trải nghiệm mà còn trở thành cầu nối văn hóa, giúp du khách hiểu hơn về vùng đất họ đặt chân đến. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ẩm thực trong hành trình khám phá của du khách, nhà hàng Danaksara ra đời với sứ mệnh gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực miền Trung, mang đến một không gian ẩm thực độc đáo nơi du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống được chế biến từ những nguyên liệu địa phương tươi ngon nhất. Trải nghiệm văn hóa qua từng món ăn Tọa lạc tại khuôn viên biệt thự Furama Villas Đà Nẵng, nhà hàng Danaksara là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa không gian xanh mát và những câu chuyện ẩm thực giàu bản sắc. Với thực đơn phong phú, Danaksara tái hiện trọn vẹn hương vị miền Trung qua các món ăn quen thuộc như gỏi sứa trộn vả, ram chiên tôm thịt, canh chua cá lóc, cá kho truyền thống trong niêu đất, heo ba chỉ kho nước dừa, rau lang luộc chấm mắm nêm, cá cấn kho nghệ, cá chuồn chiên củ nén, ốc um chuối, heo quay bánh hỏi, mì Quảng, bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng… Mỗi món ăn không chỉ là một công thức nấu nướng, mà còn là một câu chuyện về phong tục, tập quán và đời sống của người dân miền Trung. Nhà hàng không chỉ phục vụ du khách mà còn mang đến những trải nghiệm văn hóa trọn vẹn qua cách bày trí, phong cách phục vụ và sự tận tâm trong từng món ăn. Mục tiêu của Danaksara không chỉ là một địa điểm ẩm thực mà còn là một điểm đến để du khách tìm hiểu, cảm nhận và yêu mến văn hóa miền Trung Việt Nam. Ẩm thực – Động lực thúc đẩy du lịch bền vững Trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ, xu hướng du lịch ẩm thực ngày càng trở thành động lực thu hút du khách quốc tế và trong nước. Du khách không chỉ muốn ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn mong muốn trải nghiệm văn hóa qua ẩm thực, tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từng món ăn. Bằng việc tập trung vào các món ăn truyền thống và cách chế biến chuẩn vị, Danaksara mong muốn góp phần quảng bá ẩm thực miền Trung ra thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch địa phương. Nhà hàng cam kết sử dụng nguyên liệu từ nguồn cung cấp uy tín, hỗ trợ các hộ nông dân và ngư dân địa phương, qua đó tạo nên một hệ sinh thái du lịch bền vững, bảo tồn giá trị văn hóa, đồng thời mang lại trải nghiệm ẩm thực đẳng cấp cho du khách. Sự trở lại của nhà hàng Danaksara không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Furama Villas Đà Nẵng mà còn là một bước tiến trong việc nâng tầm du lịch ẩm thực của miền Trung Việt Nam.