Dữ liệu cũ
Thứ năm, 29/12/2016, 15:43 PM

Xóm chuyên làm tượng hơn 70 năm nơi đất Sài Gòn tấp nập

(NTD) - Sâu trong con hẻm nhỏ dưới chân cầu Ông Buông (Q.6, TP.HCM), có một xóm nghệ nhân chuyên làm ra những bức tượng Phật suốt hơn 70 năm phân phối đi khắp cả trong lẫn ngoài nước.

Lưu giữ cái nghề truyền thống của gia đình

Xóm chuyên làm tượng Phật hay còn được gọi với cái tên khác: xóm chùa Giác Hải. Sỡ dĩ có cái tên như thế, vì xóm có ngôi chùa Giác Hải. Xóm chuyên làm tượng Phật với đủ loại kích thước khác nhau.

Vào một buổi trưa cuối tuần, tôi tìm đến xóm. Nơi đây hầu như tách biệt với Sài Gòn tấp nập, ồn ào. Không biết có phải do giữa trưa nắng nên khiến cho xóm yên tĩnh, tôi đi sâu thêm một chút, gặp những nghệ nhân miệt mài bên một bức tượng Phật. Cái nghề làm tượng cần sự yên tĩnh để tập trung cao độ mới có thể cho ra những bức tượng thực sự hoàn hảo.

5 (1)
Xóm chuyên làm tượng bán đi khắp cả nước.

Gọi là xóm chuyên làm tượng Phật bởi trải dọc theo hai bên hẻm, là những xưởng nhỏ, lớn chuyên làm tượng. Cũng không ai biết được chính xác về nguồn gốc của cái nghề làm tượng, mà khi hỏi đến kinh nghiệm thì người có thâm niên nhất trong nghề là 40 năm, hơn cả nửa đời người.

Tôi ghé vào một xưởng chuyên làm những tượng cao, lớn. Vì không muốn làm phiền những nghệ nhân nên tôi chỉ đứng quan sát, nhìn đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của họ, tôi cảm nhận được sự yêu nghề, đam mê thực sự bởi có như thế, những bức tượng mới thực sự hoàn hảo.

2 (2)
Hầu hết trong xóm ai ai cũng gắn bó với cái nghề làm tượng Phật.

Theo chú Quốc - người có thâm niên nhất trong nghề, cho biết: "Cái nghề làm tượng có cách đây khoảng 70 năm, bắt nguồn từ ông Lê Văn Chánh (sống gần chùa Giác Hải). Lúc trước, ông là một họa sĩ, nhờ một người bạn chỉ cho cách tạo ra những bức tượng Phật, do vốn đã có năng khiếu nên ông học rất nhanh và làm một cách thành thạo. Chính vì đam mê với cái nghề làm tượng nên ông Chánh đã lập ra một xưởng tại nhà, gắn tấm biển ghi: "Xưởng làm tượng Lê Văn Chánh". Sau đó, nghề làm tượng được nhân rộng và được nhiều người biết đến hơn. Những bức tượng của xưởng ông Chánh phân phối đi khắp cả nước, rồi dần dần lan ra cả ngoài nước. Một thời gian sau, xuất hiện nhiều xưởng làm tượng hơn, dần dần thành cả xóm đều làm tượng".

Sau này, xưởng Lê Văn Chánh được đổi tên thành xưởng làm tượng Ba Tiến, bởi do ông Chánh truyền nghề lại cho con trai của mình. Xưởng Ba Tiến có thâm niên nhất trong xóm, cũng là xưởng sản xuất lớn nhất, đặc biệt là các tượng bề thế.

6 (1)
Xưởng Ba Tiến chuyên làm tượng lớn tại xóm.

Trong xóm, có lẽ xưởng gìn giữ được những tinh hoa truyền thống của gia đình là xưởng Ba Tiến - người từ đam mê đã dồn hết cả tâm hồn vào mọi công đoạn. Ông Chánh cũng truyền nghề cho con trai và cả các người anh em của mình. Do vậy, trong xóm có 10 nhà làm tượng, thì gia đình ông Chánh đã chiếm hết gần một nửa.

Không chỉ riêng xưởng Ba Tiến là nghề truyền thống gia đình, mà hầu hết cả xóm đều làm tượng.

Dồn hết tâm huyết cho nghề

Nghề làm tượng tuy dễ mà khó, bởi để làm ra một bức tượng hoàn chỉnh, phải mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi rất sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng thao tác. Chính vì thế, một bức tượng hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn như làm khuôn, làm nguội, chà nhám, sơn, phơi nắng, chọn màu,…nên mỗi công đoạn có riêng một nghệ nhân đảm nhiệm. Như vậy mới đảm bảo tính chuyên môn cao trong từng chi tiết của bức tượng.

4 (1)
Nghệ nhân Quốc có thâm niên nhất tại xóm tượng.

Chú Quốcchia sẻ: "Công đoạn làm khuôn thì là nặng nhất, đòi hỏi nhiều sức lực vì phải khiêng các bức tượng sau khi  thạch cao đã được đổ trong khuôn, nếu các tượng từ 50 đến 60 kg, cần khoảng 2 người di chuyển, còn từ 100 kg trở lên thì phải nhiều người. Khâu quan trọng nhất là phun sơn màu, bởi để bức tượng có màu sắc tươi tắn và bám lâu, thì những nghệ nhân phải vừa phun sơn, vừa phun màu nhiều lớp, mà phải thật đều tay".

Đa số các bức tượng ở đây được làm theo mẫu có sẵn hoặc theo thiết kế riêng của khách hàng. Tuy nhiên, giá trị các bức tượng thiết kế riêng sẽ cao hơn vì đòi hỏi người thợ phải tập trung làm sao cho đúng với "gu" của khách hàng nhất.

3 (1)
Để làm ra một bức tượng, phải trải qua rất nhiều công đoạn.

Còn về chất liệu để làm ra bức tượng, có 2 loại: thạch cao và xi măng. Tượng để thờ trong nhà, chỉ bằng thạch cao, còn tượng thờ bên ngoài thì phải bằng xi măng mới có sức chịu được tác động của nắng mưa. 

Nghệ Quốc chia sẻ thêm: "Nghề này khó lắm, mình phải có kinh nghiệm mới làm được, và phải đam mê, cẩn thận trong từng chi tiết, thì mới thổi được cái hồn vào cho tượng được".

Khi hỏi về cái duyên đến nghề,  chú Quốc vui vẻ chia sẻ: "Hồi đó nhà chú ở gần xưởng Ba Tiến, rồi do nhà không có điều kiện để học nữa nên chú xin qua xưởng để học nghề. Lúc đầu thì chú cũng làm lặt vặt mấy chi tiết nhỏ như là trộn xi măng  hay làm mấy bức tượng nhỏ. Dần dần, chú cũng đam mê và cần cù, chăm chỉ nên chủ dạy chú cách làm tượng đến tận bây giờ. Làm riết rối nghề thành nghiệp, ngày nào không làm thì buồn chán lắm cô ơi".

1
Xóm làm tượng nổi tiếng khắp cả trong lẫn ngoài nước.

Theo lời chia sẻ của nghệ nhân Quốc cùng cách chú và các nghệ nhân khác khi làm từng chi tiết của bức tượng, tôi cảm nhận được lòng yêu nghề, sự đam mê, cẩn thận với đôi ban tay khéo léo, tỉ mỉ như dồn hết cả cái tâm của mình để cho ra những bức tượng thật hoàn hảo, chất lượng. Cứ thế, dù cho Sài Gòn có mưa hay nắng, nghệ nhân xóm chuyên làm tượng Phật vẫn luôn miệt mài, chăm chỉ, tạo ra những bức tượng có hồn gửi đi khắp nước và nước ngoài.

Bài và ảnh: Mộc Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.