Vũng Tàu: Hàng trăm tỷ đồng thiết bị của DN đang... trùm mền

(NTD) - Doanh nghiệp chí thú làm ăn, bỏ vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua trang thiết bị để phục vụ khai thác khoáng sản nhưng nhiều năm nay, việc làm ăn bị đình đốn bởi nạn “cai đầu dài” khống chế. Công việc làm ăn đình trệ và hàng trăm tấn thiết bị của các doanh nghiệp này có nguy cơ thành phế liệu.

Từ hợp đồng liên kết làm ăn...

Từ năm 1996 đến năm 1998, Công ty TNHH MTV Khoáng sản Bà Rịa-Vũng Tàu ký hợp đồng với các doanh nghiệp có năng lực trong nghiệp vụ khai thác khoáng sản để hình thành các liên doanh khai thác các mỏ khoáng sản tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các công ty đối tác bỏ 100% vốn đầu tư, riêng Công ty Khoáng sản không bỏ vốn, chỉ đứng tên trên giấy phép và được hưởng từ 12-15% doanh thu. Tuy nhiên qua thời gian liên kết làm ăn đã phát sinh nhiều sự o ép khống chế, cũng như tăng phần trăm thu lợi bất hợp lý theo kiểu “Cai đầu dài” ngồi không hưởng lợi. Việc làm ăn không suôn sẻ bởi có nhiều khuất tất, từ chuyện giá cả thị trường đến việc các công ty đối tác bị khống chế việc làm tại các mỏ khoáng sản. Các công ty đã đồng kiến nghị đến các cơ quan xin can thiệp và cứu lấy số thiết bị mà họ đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng đang sắp trở thành sắt phế liệu.

doanh nghiệp khoáng sản1
 

Báo cáo kết luận số 155/BC-TTCP ngày 29/11/2011 của Thanh tra Chính phủ gửi Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: “Công ty Khoáng sản Vinaconex không kiên quyết, nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các mỏ khai thác đá ngưng hoạt động nhiều năm gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước, xã hội và các doanh nghiệp, làm phát sinh khiếu nại gay gắt, bức xúc kéo dài. Trách nhiệm này thuộc về Bộ Công nghiệp, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Giám đốc Công ty Khoáng sản Vinaconex”. Trước tình hình này Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần có ý kiến chỉ đạo giải quyết vướng mắc nhưng vụ việc vẫn bị bỏ lơ, dẫn đến hoạt động sản xuất khoáng sản tại các nơi này bị ngưng trệ.

Được biết, Công ty Khoáng sản Bà Rịa-Vũng Tàu thành lập theo Quyết định 05/QĐ-UBT ngày 24/4/1993 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với chức năng khảo sát, thăm dò, khai thác và kinh doanh các loại khoáng sản. Năm 2003, được Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam tiếp nhận về làm thành viên và đổi tên thành Công ty Khoáng sản Vinaconex, năm 2005 được Bộ Xây dựng chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Kinh doanh Khoáng sản Vinaconex. Với số vốn ban đầu là 1,3 tỷ đồng được cấp phép khai thác 5 mỏ đá ở Long Hương, 2A, Châu Pha, 2 mỏ Núi Thơm - Núi Đất. Nhưng Công ty Khoáng sản Vinaconex lại không trực tiếp khai thác, mà phải tiến hành hợp tác với 7 công ty tư nhân có năng lực tài chính để khai thác các mỏ đá được Nhà nước giao, với hình thức cho các công ty đối tác hưởng từ 83-88% trên doanh thu. Công ty Khoáng sản Vinaconex không bỏ vốn ra mà chỉ là đối tác đứng tên trên giấy phép khai thác. Điển hình là tại các mỏ Long Hương, mỏ 2A, mỏ Châu Pha, mỏ Núi Thơm, các công ty tư nhân phải chịu toàn bộ các chi phí đầu tư, thăm dò, lập thủ tục cấp phép khai thác mỏ, đền bù, xây dựng cơ bản, đầu tư máy móc thiết bị để khai thác kinh doanh khoáng sản, nhưng phải nộp về cho Vinaconex từ 12-17% doanh thu bán sản phẩm. Trong khi đó, các công ty hợp tác không được quyền chủ động trong khai thác, sản xuất kinh doanh.

Trước thực trạng này, các công ty đã nhiều lần khiếu nại đến nhiều cấp có thẩm quyền và Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần chỉ đạo giải quyết vụ việc. Năm 2001, VP Thủ tướng Chính phủ có văn bản 4282/VPCP-VI ngày 14/9/2001, và ngày 1/11/2001 Văn phòng Chính phủ có văn bản 5240/VPCP-ĐMDN chỉ đạo cổ phần hóa toàn bộ Công ty Khoáng sản. UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã có văn bản số 5084/UBND-VP ngày 12/9/2011 yêu cầu Công ty Khoáng sản thực hiện các chỉ đạo trên. Nhưng, việc thực hiện cổ phần hóa bị Công ty Khoáng sản lờ đi. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục bị ngưng hoạt động. Theo kiến nghị, các công ty hợp tác với Vinaconex cho biết: Mặc dù, các công ty chúng tôi đầu tư toàn bộ từ tài chính, năng lực sản xuất, hạ tầng, máy móc, thiết bị cho sản xuất nhưng hiện nay vẫn không hoạt động được vì Công ty Khoáng sản đứng tên trên giấy phép, quản lý việc cho nổ mìn phá đá và có toàn quyền khống chế giá bán đá nguyên liệu. Nhưng cho đến nay, việc chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền vẫn bị Công ty Khoáng sản cố tình không thực hiện.

 Khải Hoàn

Bình luận

Nổi bật

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:37

(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc.

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Trong 34 năm, Saigon Co.op không ngừng phát triển và đổi mới liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu, mang đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng…

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:40

(CL&CS) - Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.