VR không thể "cứu sống" HTC

Báo cáo doanh thu năm 2019 của HTC cho thấy một sự thật đau lòng rằng ông lớn lẫy lừng một thời đang trên đà kiệt quệ và thậm chí chạm đáy. Công nghệ VR không thể cứu sống HTC mặc cho những hi vọng và tuyên bố chắc nịch từ các nhà điều hành của hãng.

Đây là kết luận được đưa ra bởi chuyên mục Tim Bloompan của Bloomberg. Vào ngày 6/1, HTC đã công bố dữ liệu doanh thu cả năm 2019 với một kết quả không thể ảm đạm hơn. 

Theo thống kê chính thức, doanh thu kết hợp của HTC trong năm 2019 là khoảng 334 triệu USD, tức là giảm 57,82% so với năm 2018, nếu so với năm 2017 thì giảm 84%.

68de-imvsvza1897117
Báo cáo doanh thu cụ thể hàng tháng của HTC (Ảnh: Bloomberg)

Nhìn kỹ vào doanh thu của mỗi tháng, HTC chỉ đạt mức tăng hàng năm khoảng 1,53% trong tháng 9 năm 2019, và 11 tháng còn lại giảm mạnh khoảng 50-70%. Đồng thời, năm 2019 cũng là năm suy giảm thứ 8 liên tiếp của HTC, tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2001. Thương hiệu điện thoại thông minh nổi tiếng một thời ngày nay đã bị thu hẹp rất nhiều và không thể xoay mình trở lại. 

Techcrunch cũng tạo ra một biểu đồ thống kê cho thấy sự thay đổi trong tổng doanh thu của HTC từ năm 2005-2019. 7 năm đầu có thể được coi là thời kỳ phát triển tốc độ cao của HTC, nhưng giai đoạn này không kéo dài, HTC đã mở ra một thời kỳ suy thoái và tốc độ suy giảm lao dốc. 

Những khoảnh khắc nổi bật là trong ba năm 2010-2012. Đặc biệt vào năm 2011, khi doanh thu hàng năm của HTC đạt khoảng 15,4 tỷ đô la Mỹ, mức cao nhất trong lịch sử, giá trị thị trường đã vượt qua BlackBerry và Nokia, trở thành công ty lớn thứ hai sau Apple và Samsung. Thành lập thế kiềng ba châm. 

0470-imvsvza1897116
Doanh thu của HTC qua các năm (Ảnh: HTC) 


Tuy nhiên, chỉ hai đến ba năm sau, các máy cao cấp của HTC đã không thể níu chân người dùng, hãng phải chịu tác động của các dòng iPhone và Samsung Galaxy.

Sai lầm khi tham vọng trở thành kẻ dẫn đầu ở lĩnh vực mới

HTC đã chuyển hướng đầu tư một cách đột ngột khi mà phần cứng vẫn chưa thể đứng vững như Apple hay Samsung. Vào tháng 10/2018, Yves Maitre, người gần đây đã đảm nhận vị trí CEO của HTC, cũng thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn rằng HTC đã ngừng đầu tư đổi mới trên phần cứng điện thoại của hãng một cách vội vàng. 

"Apple, Samsung và Huawei, tất cả đều hoạt động rất tốt ở phần cứng điện thoại di động, nhưng chúng tôi chưa làm được vì chúng tôi đã đầu tư nguồn lực vào lĩnh vực thực tế ảo (VR). Tôi nghĩ rằng HTC đã làm đúng thời điểm và chúng tôi đang tìm kiếm sự phục hồi từ điều này"

Đây không phải là lần đầu tiên các giám đốc của HTC bày tỏ quan điểm về hoạt động kinh doanh VR của họ. Hãng luôn nhấn mạnh sự "lạc quan về tương lai của VR, VR sẽ trở thành nền tảng điện toán thế hệ tiếp theo", nhưng lại không sẵn sàng thừa nhận rằng HTC đã phạm phải một sai lầm mà nhiều công ty lớn đã gặp phải: Hi vọng quá "hão huyền" vào một sản phẩm chưa rõ ràng.  

HTC đã chọn chuyển trọng tâm phát triển sang lĩnh vực thực tế ảo vào năm 2014, đây cũng là giai đoạn nóng nhất của VR. Vào thời điểm đó, Facebook đã chi 2 tỷ đô la để mua Oculus, một công ty ngôi sao trong lĩnh vực VR. Một năm sau, Samsung ra mắt phụ kiện Gear VR có thể liên kết với điện thoại di động của mình. Vào năm 2016, Sony cũng đã ra mắt kính PS VR; còn Google thì bán được 10 triệu bản kính VR Google Cardboard. 

Dưới làn sóng này, nhiều công ty khởi nghiệp, nhà đầu tư và nhà sản xuất thiết bị nhỏ cũng đã đổ vào lĩnh vực VR với tham vọng bắt đầu một cuộc cách mạng công nghệ trong thị trường tiêu dùng.

Nhưng cho đến ngày nay, VR vẫn chưa thể mở ra 'thời kỳ bùng nổ' thực sự, càng không nói đến việc thu hút được sự chú ý trên thị trường. Thay đổi rõ ràng nhất có lẽ là việc bổ sung một số khu vực trải nghiệm VR trong trung tâm mua sắm và sân chơi.

Năm 2017 đã chứng kiến sự rút lui nhanh chóng của một nhóm các công ty khởi nghiệp VR, Samsung ngừng sản xuất Gear VR, còn Google cũng ngưng sản xuất Google Cardboard. Ngày nay, Google, Apple và Microsoft đều tập trung vào lĩnh vực AR. Dù AR có một số tính năng phổ biến giống với VR, nhưng vẫn khác nhau về cơ bản.

Hiện tại, người chơi VR duy nhất trong toàn bộ thị trường là Sony, Oculus và HTC. Trong số đó, Sony đã công bố doanh số tích lũy của PS VR tại một hội nghị CES vài ngày trước, là 5 triệu đơn vị. Với thời gian ra mắt hơn ba năm, đây rõ ràng không phải là một con số để tự hào. Tuy nhiên, dựa vào hàng trăm triệu lô hàng và sự đầu tư liên tục của Sony vào nội dung trò chơi, PS VR đã là sản phẩm hoạt động tốt nhất trong thị trường VR. Còn Oculus và HTC thfi lại chưa bao giờ công bố doanh số tích lũy cho các thiết bị VR của họ. 

Theo dự báo của IDC, các lô hàng thiết bị của toàn bộ thị trường VR/AR trong năm 2019 sẽ vào khoảng 7,6 triệu chiếc, tăng nhẹ so với mức 5,9 triệu chiếc trong năm 2018. Hầu hết sự tăng trưởng vẫn sẽ diễn ra trong lĩnh vực thương mại thay vì tiêu dùng cá nhân. 

Xét rằng điện thoại thông minh toàn cầu có thể dễ dàng bán được hơn một tỷ đơn vị mỗi năm. Còn PC cũng có thể ổn định với doanh số 200 triệu đến 300 triệu mỗi năm thì ngành công nghiệp VR đang đứng yên và còn lâu mới trở nên 'phổ biến'.

Giá cả cao, tính di động kém, tính năng hạn chế và không có nội dung nào có thể "hấp dẫn chí mạng". Đây là những lí do hiển nhiên cản trở các thiết bị VR phát triển và tạo thành "trào lưu". Theo thị hiếu của người dùng, hình dạng hình hộp của tai nghe VR và AR vẫn khó được người tiêu dùng đại chúng chấp nhận chứ đừng nói đến việc mang nó ra khỏi nhà.

Đối mặt với một tương lai không chắc chắn, các công ty này chỉ có thể tiếp tục hi vọng 'VR là tương lai', và sau đó tiếp tục đầu tư vào các phương tiện kỹ thuật mới để cải tiến những chiếc kính cồng kềnh kém thời trang này trở nên giống với kính râm hoặc thậm chí là kính râm càng sớm càng tốt. Dù vậy, tương lai của VR vẫn khá mơ hồ. Michael Abrash, nhà khoa học chính của Oculus nói rằng ông không biết khi nào ông sẽ ra mắt một 'thiết bị VR thế hệ tiếp theo'. 

HTC không đủ nguồn lực để phát triển VR như các ông lớn khác

Thực tế, Oculus và PS VR vẫn có thể "ung dung" trong cuộc đua của mình. Họ có thể tiếp tục 'thử nghiệm và thua lỗ' trong thị trường VR vì vẫn có chỗ dựa là các doanh nghiệp khác của Facebook và Sony. Ngay cả khi định hướng chung là sai lầm, việc thay đổi chiến lược hoặc cắt đứt toàn bộ bộ phận nghiên cứu VR vẫn sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty.

Thậm chí Facebook còn có thể chi tiền để mang về nhà nghiên cứu nổi tiếng Rebirth Entertainment để tạo ra các game bắn súng VR độc quyền cho Oculus, hoặc thậm chí bỏ tiền để mua các studio sản xuất các trò chơi Beat Saber trực tiếp. Còn Sony, một người khổng lồ trong ngành công nghiệp game thì lại ung dung sở hữu thư viện trò chơi VR phong phú nhất hiện nay. 

Ngược lại, HTC không thể "thoải mái" trong việc sử dụng tiền để đầu tư vào VR. Sau khi mất thị phần tại thị trường điện thoại thông minh, VR gần như là lĩnh vực duy nhất mà HTC có thể dựa vào. Thật khó để tưởng tượng rằng HTC có thể đủ tiền cho phần mềm và nội dung ngoài phát triển phần cứng. Càng khó khăn hơn để hãng có thể trở mình "leo dốc" tăng trưởng với VR. 

Hoài Viễn

Bình luận

Nổi bật

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 21:39

(CL&CS) - Chương trình “Cho vay linh hoạt” của HDBank tiếp sức cho khách hàng đang có nhu cầu mua bất động sản, xây dựng, sửa nhà và tiêu dùng.

Lượng giao dịch 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ đã nhích dần lên

Lượng giao dịch 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ đã nhích dần lên

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:38

Theo Bộ Xây dựng, qua số liệu tổng hợp cho thấy, lượng giao dịch 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý I/2024 có xu hướng tăng so với quý IV/2023.

Chủ tịch HoREA: TP Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở

Chủ tịch HoREA: TP Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:38

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng, trong năm 2024, thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao.