Thứ ba, 30/07/2024, 23:48 PM

'Trùm' năng lượng Mỹ và Hàn Quốc hợp tác doanh nghiệp Việt khai phá kho báu top 2 thế giới tại Việt Nam

Với sự hợp tác của 3 doanh nghiệp vào lĩnh vực này hứa hẹn tối đa hóa hiệu quả sản xuất nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam.

Mới đây, hai nhà đầu tư đến từ Mỹ và Hàn Quốc là Zoetic Global và Trident Global Holdings đã công bố việc hợp tác chiến lược cùng tập đoàn Hưng Hải của Việt Nam với mục tiêu khai thác và phát triển các mỏ đất hiếm tại Việt Nam.

Đây là một bước tiến quan trọng trong việc khai thác tài nguyên đất hiếm tại Việt Nam, giúp tăng cường nguồn cung cấp các nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp công nghệ cao.

“Việt Nam nắm giữ khoảng 20% trữ lượng đất hiếm của thế giới. Sự hợp tác này, cùng với Tập đoàn Hưng Hải, sẽ mở ra giá trị tài chính đáng kể cho Việt Nam” Sam Chi - Tổng Giám đốc Điều hành của Trident Global Holdings cho biết.

photo-1722262824441-172226282491

Zoetic và Trident ký thoả thuận hợp tác, cùng phát triển dự án tại Việt Nam với tập đoàn Hưng Hải. Ảnh: Zoetic

Trident Global Holdings (TGH) là một công ty đầu tư và phát triển quốc tế, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm năng lượng, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng. Còn Zoetic Global là công ty của Mỹ, chuyên về các giải pháp năng lượng tái tạo và công nghệ bền vững. Công ty tập trung vào việc phát triển các dự án công nghệ sạch nhằm giải quyết các vấn đề về năng lượng và môi trường trên toàn cầu.

Tập đoàn Hưng Hải là một tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm năng lượng, xây dựng, khai thác tài nguyên và công nghiệp. Hưng Hải được biết đến với các dự án điều hành của 3 mỏ tại Bắc Nam Xe, Nam Nam Xe và Đông Pao. Những mỏ này được cho là sở hữu trữ lượng đã xác nhận là 7 triệu tấn các nguyên tố đất hiếm có giá trị.

Zoetic sẽ cung cấp các công nghệ thân thiện với môi trường nhằm tối đa hóa hiệu quả khai thác và sản xuất đất hiếm trong liên doanh với Trident và Hưng Hải. Đồng thời, liên doanh Zoetic Global và Trident Global Holdings sẽ phát triển và vận hành các mỏ đất hiếm bằng cách sử dụng các giải pháp sáng tạo để khắc phục các luồng chất thải, giúp quá trình này sạch hơn và bền vững hơn. Phương pháp tiếp cận tích hợp và bền vững này sẽ bao gồm tinh chế, nấu chảy, chế biến và phân phối các sản phẩm cuối cùng.

dat-hiem-1-1696612765619

Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lên đến 22 triệu tấn. Ảnh: Sala

Đất hiếm (Rare-earth elements - REE) là tên gọi chung của một nhóm 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn, bao gồm Scandi (Sc), Yttrium (Y), và 15 nguyên tố của nhóm Lanthanides (La, Ce, Pr, Nd, Pm, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm, Yb, Lu). Đây là nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao, đồng thời là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn.

Các nguyên tố đất hiếm được phân bố rải rác trên khắp thế giới. Tuy nhiên, việc khai thác và tinh chế đất hiếm rất khó khăn và tốn kém, khiến chúng trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Theo ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Đến nay, Việt Nam chưa có nhà máy chế biến từ tinh quặng đất hiếm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hàm lượng tổng oxit đất hiếm phải đạt tối thiểu 95%). Do vậy, với sự nhập cuộc của hai doanh nghiệp ngoại vào lĩnh vực này sẽ hứa hẹn tối đa hóa hiệu quả sản xuất đất hiếm.

Khuê Vân

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.