Thứ sáu, 25/06/2021, 08:59 AM

Trong lúc khó khăn, nên dừng những quy định khiến doanh nghiệp tốn thêm chi phí

(CL&CS) - Trong lúc COVID-19 ngày một phức tạp, doanh nghiệp đuối dần, nên dừng các quy định làm tăng thêm chi phí cho DN. Quy định đưa ra cần có sở rõ ràng và sớm ban hành tiêu chuẩn cụ thể.

Những quy định đi ngược chủ trương “giảm khó” cho DN của Chính Phủ

Ngày 1/7/2021 tới đây đang trở thành ngày ám ảnh với số đông trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Đây là ngày Tp.Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự tính bắt đầu thu phí hạ tầng cản biển với mức phí tối đa là 4,4 triệu đồng/container cho hàng quá cảnh và 1 triệu đồng/container đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo thêm nguồn thu cho ngân sách.

Đây cũng là hạn các xe vận tải phải hoàn thành việc lắp camera hành trình.

Hàng loạt các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đã đồng loạt lên tiếng lùi thời hạn thực hiện các quy định này.

Khoản phí hạ tầng này sẽ đè nặng lên các  doanh nghiệp, còn doanh nghiệp đang dần đuối sức sau hơn một năm chống chọi trong đại dịch, doanh nghiệp có nguy cơ đứt dòng tiền. Khoản phí hạ tầng này khiến chi phí của doanh nghiệp tăng cao quá sức chịu đựng và sẽ làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

  “Nếu phải gánh thêm khoản phí hạ tầng, một doanh nghiệp thủy sản quy mô trung bình ở ngoài TP.HCM sẽ phải chi trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng mỗi năm”, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến Thủy sản (Vasep) ước tính Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản VASEP cho biết.

Trong khi đó, doanh nghiệp đang phải nộp nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là các trạm BOT. Chỉ tính riêng việc đưa hàng từ Khánh Hòa vào cảng Cát Lái hiện phải đi qua 7 trạm thu phí BOT, với lượng xuất khẩu 3.000 container/năm thì hàng năm doanh nghiệp phải trả thêm 7,5 tỷ đồng/năm phí BOT

Thêm chi phí, lợi nhuận doanh nghiệp bị bào mòn, sức cạnh tranh của hàng Việt giảm xuống

Thêm chi phí, lợi nhuận doanh nghiệp bị bào mòn, sức cạnh tranh của hàng Việt giảm xuống

Cũng không đồng tình với quyết định thu phí của TP.HCM, Hiệp hội Logistics VLA lên tiếng: “Doanh nghiệp đang khó khăn chồng chất trong đại dịch, giá cước vận chuyển container trên thế giới tăng đột biến. Các khoản phí tăng thêm sẽ trở thành rào cản cho các doanh nghiệp Việt Nam và làm giảm năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp Việt.  

Sau kiến nghị của hàng loạt các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, TP.HCM  cũng đã đề nghị HĐND TP.HCM lùi thời hạn thu phí đến 1/10/2021.

Nhưng đề nghị này chưa làm nguôi bức xúc của doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp.   

“Lùi thời hạn thực hiện như đề nghị của UBND TP.HCM là chỉ có 3 tháng, như vậy không có ý nghĩa về giảm khó khăn,  không thực sự chia sẻ với doanh nghiệp”,  theo VASEP, VLA, Ban Nghiên cứu kinh tế tư nhân (Ban IV), và cả Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ít nhất phải lùi thời hạn thực hiện đến hết 31/12/2021, và mức phí cũng phải thấp hơn mức mà Tp.HCM vừa đưa ra. Nhiều ý kiến khác cho rằng ít nhất cần lùi thực hiện thêm 1 năm, tức là lùi đến 1/7/2021.

Thời hạn 31/12/2021 và 1/7/2021 cũng là thời hạn mà cộng đồng doanh nghiệp đề nghị cho việc gắn camera hành trình trên xe hoạt động vận tải. 

Quy định về gắn camera trên phương tiện vận tải theo Nghị định 10/2010/NĐ-CP cũng đang làm khó doanh nghiệp. Ban IV, Hiệp hội Vận tải Việt Nam, VCCI đã nhiều lần kiến nghị đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề này.  

Trao đổi với Tạp chí Chất lượng và cuộc sống về những vấn đề này, Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV nói rằng: “Trong lúc Chính phủ đang cố gắng hỗ trợ cho DN để giảm khó khăn cho doanh nghiệp, thì lại có những quy định khiến doanh nghiệp phải bỏ thêm tiền đầu tư, phải tăng thêm phí. Đây là những quy định đi ngược chủ trương giảm gánh nặng cho doanh nghiệp của Chính phủ”.

 Đề xuất sớm ban hành TCVN về camera hành trình

Theo Nghị định 10, các loại ô tô kinh doanh vận tải hành khách  có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép để bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.

Thực tế, để quản lý kinh doanh nhiều doanh nghiệp đã lắp camera trên xe, nhưng với yêu cầu truyền dẫn dữ liệu như Nghị định 10, có nguy cơ phải tháo camera đã lắp, thay thế camera mới. Như vậy  doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí mới phát sinh và khoản đã đầu tư trở nên lãng phí.

Chi phí cho việc lắp camera khoảng 5-10 triệu đồng/xe khách và 5 triệu đồng/xe tải; chi phí truyền dẫn dữ liệu khoảng 1.200.000 đồng - 1.500.000 đồng/năm. Đây là chi phí khá lớn với doanh nghiệp trong khi gần hai năm nay, ngành vận tải ở trạng thái “bán thân bất toại” vì đại dịch.

Không chỉ gặp khó khăn về chi phí. Phần lớn doanh nghiệp đang lúng túng trong việc lựa chọn loại camera phù hợp với yêu cầu về truyền dẫn, vì chưa có tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật hoặc hướng dẫn về việc này.

Các doanh nghiệp đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cần sớm ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCVN cho camera hành trình.

“Nhiều doanh nghiệp vận tải đang chờ tiêu chuẩn được ban hành để chọn được camera đúng tiêu chuẩn”, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết. Chưa có tiêu chuẩn được ban hành cũng là lý do nữa mà doanh nghiệp và các hiệp hội đề nghị lùi thời hạn lắp camera hành trình.

Đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ về tiêu chuẩn cho camera hành trình, Hiệp hội Vận tải có cho rằng cần ban hành tiêu chuẩn sớm nhất theo xu hướng tích hợp để tối ưu chi phí, thuận tiện sử dụng nhưng lại đảm bảo không đội giá thành thiết bị. Trong đó cần quy định cụ thể về định dạng video, định dạng và kích thước ảnh, thời gian lưu trữ, đặc tính kỹ thuật thiết bị…

Trao đổi với Tạp chí Chất lượng và cuộc sống TS.Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho rằng những quy định về gắn camera và thu phí hạ tầng này là những dấu hiệu lo ngại hiện tượng cơ quan chức năng cứ ban hành những quy định “tiện” cho công tác quản lý của mình mà không tính đến tác động của nó tới người chịu tác động của chính sách và tác động tới cả nền kinh tế và tạo thêm khó khăn, thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Còn Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương thì phát biểu: “Có lẽ, Thủ tướng Chính phủ cần ban hành chỉ thị tạm thời dừng ban hành các quy định có thể làm gia tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp đồng thời yêu cầu thực hiện nhanh việc rà soát các quy định gây khó cho doanh nghiệp”.

 (Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Chung cư tại Hà Nội tăng 12% so với tháng trước, đâu là nơi 'bứt phá' mạnh mẽ nhất?

Chung cư tại Hà Nội tăng 12% so với tháng trước, đâu là nơi 'bứt phá' mạnh mẽ nhất?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 12:04

Theo ghi nhận từ Batdongsan.com, trong tháng 4/2024, phân khúc chung cư bình dân tăng giá 12% so với tháng trước.

Luật Đất đai sắp có hiệu lực, số phận của đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng sẽ ra sao?

Luật Đất đai sắp có hiệu lực, số phận của đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng sẽ ra sao?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 12:03

Các chuyên gia nhận định, Luật Đất đai 2024 sẽ góp phần tạo điều kiện sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn góp phần giúp cho ngành nông nghiệp ngày càng phát triển.

Lộ diện 'vùng đất hứa' ở Sài Gòn: Dự báo sẽ 'cất cánh bay xa' nhờ loạt dự án hạ tầng 'tầm cỡ'

Lộ diện 'vùng đất hứa' ở Sài Gòn: Dự báo sẽ 'cất cánh bay xa' nhờ loạt dự án hạ tầng 'tầm cỡ'

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 12:03

Với vị trí nằm giữa Vành đai 2 và Vành đai 3 của TP. HCM, thêm địa thế Sông Sài Gòn trợ lực, khu địa ốc nằm ở cửa ngõ phía Bắc được xem là 'vùng đất hứa' với nhiều tiềm năng phát triển.