Dữ liệu cũ
Thứ hai, 03/12/2018, 15:32 PM

TP.HCM: Phân loại rác thải rắn tại nguồn có thực sự khả thi?

(NTD) - Quyết định 44/2018/QĐ-UBND quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP.HCM có hiệu lực từ ngày 24/11. Tuy nhiên, việc phân loại rác tại hộ dân được cơ quan liên quan phối hợp thực hiện trước đó đã thất bại...

Ba loại rác và ngày thu gom

Nghị định 155/2016/NĐ-CP ghi rõ: Phạt tiền 15-20 triệu đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

Cụ thể, rác được phân thành 3 loại: Chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni-lông, thủy tinh); chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình).

Riêng TP.HCM khuyến khích hộ gia đình, cá nhân tự trang bị túi, thùng để phân loại, chứa chất thải: Túi màu xanh, màu trắng đựng rác hữu cơ; túi có màu sắc khác chứa chất thải còn lại. Hoặc có thể dán nhãn, ghi chữ trên các túi rác để phân biệt.

TP.HCM sẽ tổ chức thu gom riêng các chất thải theo lịch sau: Chất thải hữu cơ vào thứ 2, 4, 6 và Chủ nhật; các chất thải còn lại vào thứ 3, 5, 7 trong tuần.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2018-2020: Hộ gia đình, chủ nguồn thải được hỗ trợ nhãn dán để dán trên nắp, thân thùng, số lượng cấp phát 4 nhãn dán/lần/hộ gia đình, chủ nguồn thải; tần suất 2 lần/năm. Sau năm 2020: Hộ gia đình, chủ nguồn thải không được hỗ trợ nhãn dán nhận biết.

Đánh giá về độ khả thi của quy định phân loại rác thải rắn tại nguồn, nhiều hộ dân sống tại TP.HCM cho biết, quy định mới có thể thực hiện được và tạo thành phong trào lan tỏa cộng đồng, nhưng trước khi áp dụng, các cấp lãnh đạo và chính quyền mỗi địa phương cần có chiến dịch hoặc cách thức tuyên truyền cụ thể tới từng nhà để mọi người nắm rõ hơn.

“Thành phố cần chuẩn bị thùng đựng rác cho từng loại để người dân dễ phân biệt, sử dụng. Sau đó, theo dõi và hướng dẫn người dân trong vài ngày. Tôi ủng hộ việc làm này của thành phố, nhưng người dân cần phải có thời gian để làm quen” - một hộ dân ở Q.5 chia sẻ.

ctr-1-9_opt
Rác được phân thành 3 loại: Chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải còn lại.

Ba lần vi phạm sẽ bị phạt!

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) Quyết định số 44 của UBND TP.HCM có hiệu lực từ ngày 24/11/2018 không nhằm mục đích xử phạt.

“Thành phố xác định rác sinh hoạt là một nguồn gây ô nhiễm và cũng là nguồn nguyên liệu có thể tái chế nên ban hành quyết định này để vận động người dân về quy trình phân loại rác tại nguồn để họ hưởng ứng và đi vào nề nếp chứ không nhằm mục đích xử phạt. Còn Nghị định 155 của Chính phủ trước đó đã có quy định rõ ràng, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý” - ông Thắng cho hay.

Ông Thắng cho biết thêm: Thành phố sẽ tổ chức tuyên truyền và nhắc nhở để người dân thấy chuyện này là cấp bách và thực hiện tốt. Khi được nhắc nhở 3 lần trở lên/tuần mà vẫn vi phạm thì xử phạt theo Nghị định của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1/2/2017).

ctr-2-7_opt
Hiện có tới 60% lực lượng thu gom rác là dân lập.

Thí điểm từ năm 1999 nhưng không thành công

Phân loại rác thải rắn tại nguồn đã được TP.HCM triển khai thí điểm lần đầu ở một số quận, huyện vào năm 1999. Thế nhưng sau 2 năm thực hiện, ngốn ngân sách thành phố hàng trăm tỷ đồng, sau đó chương trình... thất bại.

Đến năm 2001, TP.HCM khởi động lại chương trình phân loại rác tại nguồn tại Q.1, 4, 5, 6, 10 và H. Củ Chi với tổng kinh phí khoảng 284 tỷ đồng. Nhờ vào việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nên số lượng hộ dân tham gia, thực hiện đúng kỹ thuật phân loại rác tăng từ 20% lên đến 70%.

Tuy nhiên, chương trình này lại một lần nữa bị đánh giá không thành công vì có tới khoảng 60% lực lượng thu gom rác là dân lập, do thiết bị và phương tiện không đồng bộ nên nhiều “đầu nậu” sau khi thu gom đã đổ chung hai loại rác thải này với nhau khiến việc phân loại trước đó của người dân thành vô nghĩa.

Phan Định

_NTD_So 491-492 _In_Page_33
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.