Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 26/08/2016, 21:04 PM

Tổng thống Indonesia Joko Widodo: Indonesia quyết giữ “từng tấc đất, biển”

(NTD) - Vào ngày 16/8/2016, Tổng thống Joko Widodo lên tiếng cam kết sẽ bảo vệ “từng tấc đất và biển của Indonesia”, sau các cuộc đụng độ với tàu Trung Quốc quanh một số quần đảo của Indonesia trên biển Đông. Trước đây, ông Widodo đã từng tuyên bố về sự phi lý của đường lưỡi bò do Trung Quốc áp đặt tại biển Đông.

Indonesia thể hiện chủ quyền biển

Trong chuyến thăm Nhật, Tổng thống Widodo đã gặp Thủ tướng Shinzo Abe và đã trao đổi về vấn đề nhạy cảm mà vốn phía Tokyo cũng quan tâm vì Nhật và Trung Quốc đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền tại đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở biển Hoa Đông - nơi mà vào ngày 17/8/2016, Nhật tố cáo Trung Quốc đưa hàng trăm tàu đánh cá và Hải cảnh xâm nhập vùng này.

Trong bài diễn văn toàn quốc, Widodo cũng nói rằng Indonesia “tích cực tham gia” vào việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp liên quan tới các tuyên bố chủ quyền biển đảo trong khu vực. Ông cũng nhấn mạnh về chủ quyền của Indonesia đối với Natuna và vùng biển giàu trữ lượng tài nguyên xung quanh quần đảo này vào lúc căng thẳng dâng cao giữa Bắc Kinh và Jakarta sau các vụ đụng độ liên tiếp tại đây:

“Chính phủ Indonesia tiếp tục tích cực tham gia vào việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột trên biển Đông thông qua các đàm phán hòa bình sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) tại The Hague, Hà Lan trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines”.

Entikong và Atambua là các vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lánh của Indonesia, mỗi vùng giáp biên riêng rẽ với Malaysia và Đông Timor. Trong quá khứ, lực lượng hải quân Indonesia đã bắt giữ nhiều tàu nước ngoài, trong đó có cả tàu Trung Quốc, vào đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của mình:

“Chúng ta đang phát triển các khu vực như Entikong, Natuna, và Atambua, để thế giới thấy rằng Indonesia là một quốc gia rộng lớn, và mọi tấc đất, tấc biển đều được thực sự quan tâm tới”.

Được biết, những nhận xét của ông Widodo đưa ra vào lúc Indonesia đang chuẩn bị ăn mừng ngày Quốc khánh 17/8/2016, với kế hoạch đánh đắm hàng chục tàu nước ngoài bị giới chức Indonesia bắt giữ với cáo buộc đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia. Trước đó, chính phủ tuyên bố các tàu Trung Quốc cũng nằm trong số bị đánh đắm, và với mục đích thể hiện chủ quyền biển đảo, trong tháng 7/2016, ông đã tới thăm quần đảo Natuna trên một tàu chiến. Ngày 17/8/2016, Indonesia cũng đã đánh đắm nhiều tàu cá nước ngoài đến đánh bắt cá trong vùng biển của Indonesia. Vụ đánh chìm một tàu cỡ lớn của Trung Quốc hồi tháng 5/2016 bị bắt khi đánh cá bất hợp pháp ở vùng biển quanh Natuna đã khiến Bắc Kinh chỉ trích mạnh mẽ, gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước.

Theo những nhà phân tích về tình hình biển Đông, không giống với một số quốc gia Đông Nam Á khác, chính phủ Indonesia lâu nay duy trì quan điểm Jakarta ít tranh cãi với Trung Quốc về Biển Đông, và không tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại vùng biển này, tuy nhiên, Bắc Kinh đòi quyền đối với vùng chồng lấn vào phần đặc quyền kinh tế của Indonesia ở quanh Natuna, nên Tổng thống Widodo lên tiếng phản đối, nhân cơ hội này, cũng đề cập đến những việc Trung Quốc đã làm sai trái, không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOC) ký năm 1982.

7
Tổng thống Joko Widodo tuyên bố Indonesia sẽ quyết giữ “từng tấc đất, biển”.
6
Widodo cũng khẳng định rằng “Đường lưỡi bò là vô nghĩa”.

“Đường chín đoạn là không có căn cứ”

Vào ngày 23/3/2015, sau khi nhậm chức, lần đầu tiên Tổng thống Widodo thăm Nhật Bản với tư cách nguyên thủ quốc gia. Widodo được dẫn lời nói đòi hỏi biển Đông của Trung Quốc không có căn cứ luật pháp quốc tế. Trả lời phỏng vấn của phóng viên nhật báo Nhật Yomiuri bản tiếng Anh, ông nói: “Chúng ta cần hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương. Cần có ổn định chính trị và an ninh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì thế, chúng tôi ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử (COC) và đối thoại giữa Trung Quốc với Nhật, Trung Quốc và ASEAN”. Trong bản Yomiuri tiếng Nhật, ông có phát biểu tranh cãi hơn khi nói: “Đường chín đoạn mà Trung Quốc nói đánh dấu biên giới biển của họ không có căn cứ luật pháp quốc tế”. Được biết, Trung Quốc vẽ theo cái gọi là “đường chín đoạn”, bao trọn khoảng 90% diện tích mặt nước ở biển Đông.

“Năm 2009, chính phủ Indonesia đã gửi lập trường chính thức về vấn đề này cho Ủy ban Phân định thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, khẳng định đường chín đoạn không có cơ sở pháp lý, nghĩa là Bắc Kinh đã “đi quá xa” trong vấn đề độc chiếm biển Đông bằng “cái gọi là đường chín đoạn, hay đường lưỡi bò”.

Trong dịp Tổng thống Widodo thăm Nhật, Bộ trưởng quốc phòng hai nước đã ký một thỏa thuận quốc phòng quan trọng, đây là nỗ lực mới nhất của Nhật muốn thắt chặt quan hệ an ninh với Đông Nam Á với mục đích kềm chế Bắc Kinh.

8

Trung Quốc đã từng đưa tàu chiến ra biển Đông để phô trương thanh thế.

9
Trên bãi đá Chữ Thập, Trung Quốc đã cho xây dựng đường băng cất, hạ cánh của máy bay.

Chiến đấu cơ Trung Quốc “tuần tra” biển Đông

Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông hôm 9/7/2016, trước khi PCA ra phán quyết ít hôm. Theo giới báo chí, không quân Trung Quốc đưa một số máy bay ném bom và các chiến đấu cơ ra “tuần tra chiến đấu” gần các khu vực đảo có tranh chấp trên biển Đông, gồm có một số chiến đấu cơ ném bom tầm xa, loại H-6, và các chiến đấu cơ Su-30 diễn ra vào lúc đang có căng thẳng gay gắt về vùng biển có tranh chấp, sau khi PCA ra phán quyết gây bất lợi cho Bắc Kinh, vì thế Trung Quốc nỗ lực vớt vát thể diện bằng một số tuyên bố “xuống nước”.

Được biết, Trung Quốc từ trước tới nay không công nhận phán quyết của PCA nói các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đối với đường lưỡi bò trên biển Đông là không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ trước những lời kêu gọi từ các nước phương Tây và Nhật Bản, nói phán quyết của PCA cần được tuân theo. Sau khi PCA ra phán quyết, Bắc Kinh đã công bố những hình ảnh cho thấy phi cơ Trung Quốc bay phía trên bãi cạn Scarborough.

Để tự bảo vệ những đòi hỏi phi lý của mình trên vùng biển Đông, Trung Quốc liên tục nói rằng chính Mỹ đã làm tăng căng thẳng thông qua các hoạt động tuần tra quân sự nhằm “bảo đảm quyền tự do hàng hải” tại biển Đông - vùng biển chiến lược với lượng hàng hóa giao thương qua lại mỗi năm hơn 5.000 tỷ USD.

Theo giới báo chí, trong quá khứ, đã xảy ra các vụ đụng độ giữa lực lượng tuần duyên và hải quân Indonesia với các tàu cá và tàu tuần duyên Trung Quốc. Sau một vụ đụng độ hồi tháng 6/2016, để “dằn mặt” Trung Quốc và cũng để gián tiếp khẳng định chủ quyền, Widodo đã theo một tàu chiến tới thăm quần đảo Natuna. Kể từ đó, Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã ra các kế hoạch cải thiện, triển khai các vũ khí quân sự, gồm cả tên lửa đất đối không, ở quần đảo xa xôi này.

Kết thúc cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc tại Mãn Châu Lý thuộc khu tự trị Nội Mông, miền Bắc Trung Quốc ngày 16/8/2016, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân khẳng định một dự thảo khung của COC sẽ được đưa ra vào giữa năm 2017, đồng thời bàn việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Sau cuộc họp này, các quan chức đã đồng ý kế hoạch giải quyết các tranh chấp trên biển Đông thông qua đàm phán và sử dụng khuôn khổ các quy tắc của khu vực.

Hai bên cũng thống nhất về tầm quan trọng của đường dây nóng ngoại giao cấp cao giữa Trung Quốc và ASEAN để giải quyết các trường hợp khẩn cấp trên biển và một tuyên bố chung về việc áp dụng các quy định về phòng tránh các sự cố đụng độ bất ngờ trên biển Đông (CUES) giữa Trung Quốc và ASEAN. Hai bên cũng đồng ý tăng cường hợp tác biển và hướng tới đàm phán về COC.

Lê Miên Tường (Theo CNN, BBC News, 8/2016)

NTD So 64 (254-258)_Page_08-09
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.