Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 24/04/2015, 16:00 PM

Tọa đàm trực tuyến "Chống hàng giả, hàng nhái: Nhìn từ góc độ sở hữu trí tuệ"

(NTD) - Sáng nay, 24/4/2015 buổi Tọa đàm trực tuyến Chống hàng giả, hàng nhái: Nhìn từ góc độ sở hữu trí tuệ đã được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.

Chương trình Tọa đàm "Chống hàng giả, hàng nhái: Nhìn từ góc độ sở hữu trí tuệ"  có sự tham gia của các khách mời: Ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN; ông Trần Hữu Nam, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN; ông Đỗ Dũng, đại diện Công ty Honda Việt Nam.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nóng của toàn xã hội.

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), xâm phạm vẫn diễn biến phức tạp, diễn ra ở hầu hết các đối tượng SHCN như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, cạnh tranh…

Hành vi xâm phạm quyền SHTT gây rất nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế, thiệt hại tiền của và sức khoẻ của người dân, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Các cơ quan chức năng thời gian qua đã có rất nhiều nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống xâm phạm quyền SHTT, tuy nhiên, mức độ xâm phạm ngày một tinh vi.

Theo ông Trần Hữu Nam, quyền SHTT cần được thự thi vì quyền SHTT chính là động lực, làm lạnh mạnh hóa sự phát triển của cá Doanh nghiệp. Chính phủ đã có nhiều giải pháp, Quốc hội cũng đã thông qua rất nhiều văn bằng luật SHTT. Từ đó, chúng ta thấy được Chính phủ rất quan tâm cũng như ban hỉ đạo 389 đã thự thi quyền SHTT một cách tốt hơn, từ đó thu hút sự đầu tư ủa các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài.

11178401_834980283216468_1732084276_n

Ông Trần Minh Dũng (ngồi giữa) -  Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

Trong năm 2014, các cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều vụ xâm phạm quyền SHTT trong khi công tác thanh tra, kiểm tra cảu chúng ta còn hạn chế, điều này cũng là vấn đề của các cơ quan thực thi. 

Cục SHTT có vai trò cung cấp ý kiến chuyên môn giúp đẩy mạnh việc xác lập quyền của các doanh nghiệp một cách công khai và đúng thời hạn.

Theo ông Trần Minh Dũng, tại Việt Nam, nhữn vi phạm SHTT thường là vi phạm về nhãn hiệu như nhái, giả tên, cạnh tranh không lành mạnh, về sáng chế....

11137029_834980373216459_1464255499_n

Ông Trần Hữu Nam (ngoài cùng bên phải) - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN

Ông Đỗ Dũng - đại diện Công ty Honda Việt Nam cho biết Honda Việt Nam đánh giá cao các hoạt động bảo vệ quyền SHTT của các cơ quan chức năng, điều này cũng đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng cũng như các doanh gnhiệp, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Honda cũng đã chủ động xác lập quyền cũng như chủ động đăng kí quyền SHTT. Bên cạnh đó điều tra, tìm kiếm các sản phẩm xâm phạm, vi phạm quyền SHTT của mình trên thị trường. Việc làm này cũng  hành động bảo vệ cho người tiêu dùng, khách hàng cũng như chính sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, ông Đỗ Dũng cũng cho hay, cơ quan chức năng cũng có những khó khăn nhất định. Ví dụ như có những vụ việc khi xảy ra kiện cáo thì doanh nghiệp lại chủ động huỷ bỏ đơn tranh chấp nên cơ quan chức năng phải dừng lại, không tiếp tục vào cuộc nữa. Hoặc đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn xác nhận văn bằng, nếu có vụ việc xảy ra cũng sẽ rất khó cho cơ quan chức năng thực hiền trách nhiệm và công việc của mình. Đó là một trong số những nguyên nhân khách quan. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan là do tư tưởng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn e ngại và hạn chế về vấn đề quyền SHTT do lo sợ người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với doanh nghiệp hay với chính sản phẩm doanh nghiệp.

11178409_834980236549806_1239754690_n

Ông Đỗ Dũng (ngoài cùng bên trái) - Đại diện Công ty Honda Việt Nam

Ông Đỗ Nam cho hay, việc thực thi quyền còn ảnh hưởng tới việc xác lập quyền và ngược lại. Nếu doanh nghiệp không đẩy mạnh một trong hai công việc trên có thể việc gây ra cho các nhà sản xuất, các sản phẩm của họ triển khai trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng về kinh tế của doanh nghiệp. 

Với tư cách là Phó cục trưởng cục SHTT, ông Trần Hữu Nam cho biết Cục SHTT có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thực thi trong chuyên môn, sơ lược quyết định là hàng giả hay không. Việc này rất khó nhận định, ngoài chức năng được giao về cơ bản là xác lập quyền, ngoài ra cục SHTT sẽ cho ý kiến chuyên môn, trưng cầu ý kiến của các cquan khác, tham gia các chương trình chống hàng giả, tuyên truyền pháp luật cho các cơ quan thực thi. Tuy nhiên, cục cũng nhận được những đơn thư xin ý kiến chuyên môn của cá nhân cũng như doanh nghiệp. 

Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty Honda cũng vậy. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông Đỗ Dũng cho biết, trước đây xe Trung Quốc nhái kiểu dáng công nghiệp của xe honda rất nhiều, Honda cũng đã xác lập quyền từ khi sản xuất. Sau đó tích cực bảo vệ quyền của mình, đi khắp 63 tỉnh thành làm, việc với các cơ quan chức năng để giới thiệu thông báo các quyền được xác lập của doanh nghiệp mình, tổ chức buổi đào tạo doanh nghiệp địa phương, nói cho các doanh nghiệp làm nhái, giả sản phẩm chính hãng rằng việc họ kinh doanh sản phẩm nhái là xâm phạm quyền. Phải kiên quyết thực thi quyền, từ đó điều tra xem doanh nghiệp nào vi phạm sẽ báo cáo cơ quan chức năng, bắt tại cơ sở sản xuất, nhà máy sản xuất giả.

Các Doanh nghiệp cũng cần kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc chống hàng nhái, hàng giả. Hiện nay thủ đoan nhái giả ngày càng tinh vi. Nếu doanh nghiệp không chủ động được sẽ gây khó khăn cho khâu giải quyết, cần có sự phối hợp giữa doanh nghiệp với các cơ quan chức năng.

Khi có sự yêu cầu của chủ thể quyền tham gia, phối hợp vs cơ quan thực thi để xác nhận hàng thật hàng giả, doanh nghiệp sẽ đưa ra những khẳng định và kết luận về hàng thật hàng giả.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, trên thị trg trong nước cũng như nước ngoài, doanh nghiệp cần có kế hoạch, chiến lược phát triển, biện pháp nâng cao tránh xâm phạm quyền của ngừơi khác, cần nâng cáo chất lượng, tạo môi trườg cạnh tranh phát lành mạnh, môi trường kinh doanh đầu tư tốt.

Ông Đỗ Dũng cũng cho biết thêm, Honda cảm thất vô cùng vui mừng khi nhận được sự tin cậy của các cơ quan chức năng. Biết rằng, khi tham gia xử lý hành chính bản thân các cán bộ cơ quan chức năng cũng gặp nhiều nguy cơ. Các doanh nghiệp cần xác định phải sát cánh cùng cơ quan chức năng bảo vệ sản phẩm. Khi đi thanh tra, kiểm tra, Doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan chức năng trong quá trình cử chuyên gia của mình đi cùng, xác định đâu là hàng thật, giả, cái nào xâm phạm quyền cái nào không. Cần phải xác đinh trách nhiệm trước tiên là của doanh nghiệp. 

Tới đây, khi Việt Nam thực thi các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, thì vấn đề bảo hộ quyền SHTT càng trở nên cấp cấp bách hơn bao giờ hết. Hơn ai hết, doanh nghiệp - chủ thể quyền, sẽ là đối tượng trung tâm trong cuộc chiến chống xâm phạm quyền SHTT.

Mọi thông tin thêm mời các bạn theo dõi tại đây.

San San

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.