Thứ bảy, 12/10/2024, 18:31 PM

Tỉnh giàu nhất Việt Nam sẽ trở thành trung tâm đô thị tầm khu vực, BĐS được hưởng lợi gì?

Trong ba năm qua, địa phương cùng TP. HCM luôn nằm trong nhóm các khu vực dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng bất động sản tại phía Nam.

Bình Dương và 5 nhiệm vụ trọng tâm trên hành trình lên thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy hoạch Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ tập trung phát triển các ngành công nghệ cao và dịch vụ chất lượng. Mục tiêu đến năm 2030, Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời là trung tâm phát triển năng động của khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2050, tỉnh sẽ vươn lên thành một đô thị công nghiệp và dịch vụ hiện đại, có tầm quốc tế.

Để hiện thực hóa những mục tiêu này, Bình Dương đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá, bao gồm: liên kết hợp tác vùng, đổi mới hệ sinh thái phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đô thị xanh và mở rộng không gian phát triển động lực.

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có cửa ngõ giao thương với TP. HCM.

Vài năm trở lại đây, Bình Dương luôn đứng trong top đầu cả nước về thu hút FDI. Với tốc độ các khu công nghiệp mọc lên như "vũ bão", Bình Dương được xem là "mảnh đất màu mỡ" được nhiều doanh nghiệp FDI quan tâm vào đầu tư vào logistics.

Theo như báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng như dựa vào các chỉ số GDP bình quân đầu người năm 2023 thì tỉnh Bình Dương là tỉnh giàu nhất Việt Nam với mức GDP bình quân đầu người đạt 113 triệu đồng/người/năm.

Trước tiên, tỉnh đang đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối vùng, bao gồm các dự án trọng điểm như đường Vành đai 3 (đoạn qua Bình Dương), mở rộng Quốc lộ 13 và phát triển các tuyến giao thông quốc gia.

Tỉnh Bình Dương sẽ lên TP trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Tỉnh Bình Dương sẽ lên TP trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Những dự án này bao gồm: cao tốc Bắc-Nam phía Tây, cao tốc TP. HCM - Chơn Thành - Hoa Lư và Vành đai 4. Bên cạnh đó, tỉnh còn kết nối hệ thống giao thông liên tỉnh với các tuyến đường quan trọng, liên kết với TP. HCM, Đồng Nai và Bình Phước, nhằm tạo ra mạng lưới giao thông đồng bộ.

Đặc biệt, Bình Dương cũng chú trọng kết nối với các cảng biển lớn như Cái Mép - Thị Vải và các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Long Thành, cũng như các cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Hoa Lư.

Song song với phát triển hạ tầng, Bình Dương tập trung đẩy mạnh công nghiệp – lĩnh vực kinh tế chủ lực của tỉnh.

Hiện tại, Bình Dương được xem là “thủ phủ” công nghiệp với hệ thống khu công nghiệp (KCN) quy hoạch đồng bộ, bền vững. Theo kế hoạch, đến năm 2050, tỉnh sẽ có 42 KCN với tổng diện tích khoảng 25.000 ha, bao gồm 33 KCN đã được quy hoạch và 10 KCN mới. Cùng với đó, khoảng 40-45 cụm công nghiệp tại tỉnh sẽ được phát triển trên diện tích 3.000ha.

Ngành dịch vụ cũng đang được tỉnh đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt là các dịch vụ logistics, thương mại chất lượng cao, và dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Những lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nguồn vốn đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tăng cơ hội việc làm cho người dân.

Bình Dương – Thị trường bất động sản sôi động với nguồn cung căn hộ vừa túi tiền

Theo bà Lương Thu Anh - Trưởng phòng Quản lý quy hoạch Khu trung tâm - Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP. HCM, định hướng quy hoạch phía Đông thành phố tập trung phát triển các dự án nhà ở giá phải chăng, phù hợp với thu nhập của người dân với ít nhất 60% số lượng căn hộ trong các dự án xây mới được dành cho nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập trung bình.

Tại tỉnh Bình Dương, phân khúc nhà ở vừa túi tiền luôn nhận được sự ưu tiên phát triển nhờ vào sức cầu ổn định trong suốt nhiều năm qua. Quy hoạch của tỉnh hướng đến phát triển bền vững dựa trên nhu cầu thực của người dân, từ đó tiếp tục duy trì sức hút đối với giới chuyên gia, kỹ sư và người lao động đến sinh sống và làm việc. Chính yếu tố này đã kích thích nhu cầu nhà ở tại địa phương.

Nguồn ảnh: DKRA Group

Nguồn ảnh: DKRA Group

Trong ba năm qua, Bình Dương cùng TP. HCM luôn nằm trong nhóm các khu vực dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng bất động sản tại phía Nam.

Quy hoạch và hạ tầng đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của thị trường, đặc biệt khi TP. Dĩ An lên đô thị loại II vào năm 2023 và phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2025, giúp bất động sản nơi đây trở nên sôi động.

So với các tỉnh vệ tinh xung quanh TP. HCM, Bình Dương vẫn là nơi dồi dào nguồn cung căn hộ vừa túi tiền. Với lợi thế “sát vách” TP. HCM, đặc biệt là khu vực Dĩ An giáp ranh TP. Thủ Đức, bất động sản Bình Dương đã thu hút được sự quan tâm của người mua để ở lẫn nhà đầu tư.

Gần đây, các dự án căn hộ có giá từ 1,5-3 tỷ đồng/căn tại Bình Dương vẫn được thị trường hấp thụ tốt. Điển hình là những dự án như Honas Residence, Phú Đông Sky Garden, và The Rivana.

Mới đây, dự án TT AVIO tại trung tâm TP.Dĩ An đã gây được sự chú ý với mức giá khởi điểm từ 1,23 tỷ đồng/căn hộ, mang đến chất lượng chuẩn Nhật Bản và vị trí chiến lược, liền kề TP.Thủ Đức.

Ngoài ra, TT AVIO còn nổi bật với phương thức thanh toán linh hoạt, kèm theo đặc quyền “đàm phán thanh toán” giúp người mua dễ dàng lựa chọn phương án phù hợp với tài chính cá nhân. Với những lợi thế đó, TT AVIO đang trở thành một điểm sáng trên thị trường căn hộ tầm trung, thu hút cả người mua để ở và nhà đầu tư.

So với TP. HCM, giá bán căn hộ tại Bình Dương vẫn “mềm” hơn, và trong tương lai, nếu Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh hạ tầng như đã định hướng, chắc chắn thị trường bất động sản nơi đây sẽ còn nhiều cơ hội phát triển.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao năng suất lao động và chất lượng trong kỷ nguyên số

Nâng cao năng suất lao động và chất lượng trong kỷ nguyên số

sự kiện🞄Thứ hai, 13/01/2025, 08:43

(CL&CS)- Sáng ngày 11/1, tại Đại học Bách khoa Hà Nội diễn ra Hội thảo "Nâng cao năng suất lao động và chất lượng trong kỷ nguyên số".

07 giải pháp phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045

07 giải pháp phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045

sự kiện🞄Chủ nhật, 12/01/2025, 16:45

(CL&CS) - Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính đẩy nhanh chuyển đổi số là một trong 7 giải pháp xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các tổ chức quốc tế lạc quan vào triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025

Các tổ chức quốc tế lạc quan vào triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 09/01/2025, 19:52

(CL&CS) - Năm 2025, dù kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động nhưng với những kết quả đã đạt được trong năm 2024, cùng thành công trong công tác đối ngoại, các tổ chức quốc tế đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục vững vàng tăng trưởng với GDP từ 6,5% trở lên.