Thứ ba, 20/10/2020, 19:10 PM

Thủ tướng: Việt Nam là quốc gia tăng trưởng cao trong khu vực

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%; Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

Tại ngày làm việc đầu tiên, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo kết quả đạt được và thách thức đặt ra trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm nay và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, giai đoạn 2021 - 2025.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm nay và giai đoạn 2016 - 2020. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm.

Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%; là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế. Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015 (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN); GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD.

IMG_1011

Theo Thủ tướng thì năm 2020 là năm thành công của Việt Nam với những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước. Ảnh: Báo Chính phủ

Thủ tướng cũng cho biết, mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô, lao động giá rẻ, mở rộng tín dụng…, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cũng theo Thủ tướng thì năm 2020 là năm thành công của Việt Nam với những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước. Niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố và nâng cao. Như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhận định, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra do tác động, ảnh hưởng lớn, ngoài dự báo của đại dịch Covid-19, dẫn đến tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 không đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, nhiều ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề; số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. ….

Giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021, Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát: Phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Phấn đấu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng, tự hào dân tộc; thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và không ngừng nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến có 15 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5 - 7%. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 4.700 - 5.000 USD, tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 20% GDP, năng suất lao động tăng bình quân trên 6,5%/năm…

Đồng thời, Chính phủ còn đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và thích ứng biến đổi khí hậu; Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn; Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Huyên Phương

Bình luận

Nổi bật

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:43

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái tuyên truyền người dân , doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái tuyên truyền người dân , doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Trong quý II năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền về hoạt động kiểm soát TTHC, nhằm nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, các cá nhân, tổ chức vào công tác cải cách TTHC.

Tăng cường bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương

Tăng cường bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Mới đây, việc Công ty TNHH Phát triển doanh nghiệp NTD phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị lấy ý kiến để chính thức thành lập Hội Chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho thấy sự cấp thiết phải tăng cường bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương nói riêng, chè Thái Nguyên nói chung. Điều này cũng xuất phát từ thực tế còn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chè ngoài tỉnh Thái Nguyên vi phạm việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Tân Cương.