Thị trường mì ăn liền không còn hấp dẫn

(NTD) - Trong vài năm trở lại đây, thị trường mì ăn liền “nhộn nhịp” hơn nhiều khi các doanh nghiệp trong ngành liên tiếp tung ra các sản phẩm mới với nhiều hương vị, kiểu dáng. Tuy nhiên, sức hút từ sợi mì đã không còn hấp dẫn với người tiêu dùng như trước.

Mì ăn liền đã bớt hấp dẫn người tiêu dùng

Theo số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn 2013-2016 từ mức 5,2 tỷ gói xuống còn 4,9 tỷ gói. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới khi nước dẫn đầu là Trung Quốc cũng giảm từ mức 46,2 tỷ gói xuống còn 38,5 tỷ gói và nước đứng thứ 2 Indonesia giảm từ 14,9 tỷ gói còn 13 tỷ gói. Được biết, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng tiêu thụ mì ăn liền, sau Nhật Bản, Indonesia và Trung Quốc.

Từ thực tế cho thấy, thị trường mì ăn liền đã bão hòa trong thời gian gần đây, sự khó khăn trong cạnh tranh giành thị phần của các doanh nghiệp cũng khốc liệt hơn.

Sự sụt giảm đến từ nhiều nguyên nhân, ông Kajaiwara Junnichi, Tổng Giám đốc CTCP Acecook Việt Nam từng chia sẻ với báo giới, thị trường Việt Nam đã bị chi phối bởi sự xuất hiện của nhiều loại thực phẩm ăn liền mới.

Ngoài ra, đã có rất nhiều thông tin tiêu cực về mì ăn liền như chứa chất độc hại là tác nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, sợi mì càng dai sẽ gây đau dạ dày. Đặc biệt, có thông tin còn chỉ ra rằng mỗi người ăn 2 gói mì/tuần sẽ phải đối mặt với vấn đề mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 68%. Do đó, người tiêu dùng dã bắt đầu phải suy nghĩ trước khi quyết định mua sản phẩm.

Mặt khác, theo ý kiến của WINA, mì gói là sản phẩm tiêu dùng phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại thị trường Việt Nam. Thị trường này rộng lớn đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp, trong và ngoài nước tham gia.

Theo báo cáo của Kantar Worldpanel tại Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia nhưng thị phần tập trung chủ yếu bởi 3 doanh nghiệp lớn là Acecook Việt Nam, CTCP Tập đoàn Masan và Asia Foods với khoảng 80% thị phần.

Thế nhưng, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt khi thị trường Việt Nam vẫn là thị trường màu mỡ đối với ngành thực phẩm này. Điển hình, CTCP Uniben (trước đó là Công ty TNHH Thực phẩm Việt Hưng) đã đánh bật đối thủ nặng ký trong ngành là Masan khi vượt thị phần doanh nghiệp này ở khu vực nông thôn vào những tháng cuối năm 2016. Đây là một cú sốc khiến Masan cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành phải giật mình.

Thế nhưng, khi cuộc chiến của các doanh nghiệp trong ngành vẫn diễn ra mạnh mẽ thì trái ngược lại nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này từ người tiêu dùng lại sụt giảm. Có lẽ, mải đối đầu với nhau các doanh nghiệp đã bỏ quên “khách hàng thân thiết” của mình.

4

Mì ăn liền không còn hấp dẫn với người tiêu dùng như xưa. (Ảnh: Ánh Hoa)

Thêm miếng thịt vào tô mì liệu có hiệu quả hơn?

Tại ĐHCĐ thường niên năm 2017 vừa qua của Masan, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan cũng khẳng định rằng, rất bất công cho người tiêu dùng khi Việt Nam là nước thứ 4 trên thế giới tiêu thụ mì ăn liền nhưng người tiêu dùng chưa được cung cấp một gói mì ngon đúng nghĩa. Khi những hình ảnh, thịt ngon in trên bao bì chỉ là mang tính minh họa.

Đồng thời, ông cũng thừa nhận thị trường mì ăn liền đang bước vào cuộc cạnh tranh rất khốc liệt nên trong năm 2016, ngành hàng này của doanh nghiệp không tăng trưởng, đồng thời còn bị các doanh nghiệp trong ngành lấy đi mất 1% thị phần làm giảm từ 25% xuống còn 24% trong năm 2016. Ngoài ra, doanh thu Masan lại giảm tới 11%, xuống còn dưới 3.700 tỷ đồng.

Không chỉ riêng Masan, sự khó khăn của thị trường mì ăn liền đã ngay lập tức đánh bật một doanh nghiệp lớn trên thị trường (xin không nói rõ tên) trong năm 2016 khi doanh nghiệp này quyết định đầu tư vào mì ăn liền. Chỉ vỏn vẹn 1 năm khi bắt đầu, doanh nghiệp này đã thoái lui trong yên lặng, bởi việc tìm chỗ đứng trên thị trường mì ăn liền vào thời điểm này dường như không mấy khả thi khi tất cả những yếu tố thiên thời, địa lợi đều vắng dần.

Theo lời ông Kajaiwara Junnichi Tổng Giám đốc CTCP Acecook Việt Nam đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường mì gói cũng như thực phẩm đóng gói tại Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề là doanh nghiệp có tìm ra sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hay không. Do đó, hướng đi của Acecook là tập trung việc đưa ngành hàng mì gói phát triển trở lại thông qua việc tích cực cung cấp các thông tin hiểu đúng về mì ăn liền đến người tiêu dùng và phát triển những hương vị, sản phẩm mới theo hướng dinh dưỡng.

Do đó, từ giữa năm 2016, doanh nghiệp này cũng đã tung ra thị trường dòng sản phẩm mì ly mới có cả thịt và rau đi kèm, với giá bán lẻ 8.000 đồng mỗi ly. Mức này cao gấp đôi so với giá 3.500 đồng của các loại mì đóng gói khác cùng nhãn hiệu.

Có thể thấy, với tiêu chí nâng cao dinh dưỡng trong mỗi sản phẩm, các doanh nghiệp đều nghĩ tới việc biến thịt minh họa thành thịt thật, thế nhưng so với giá các sản phẩm mì bình thường thì sản phẩm thịt thật lại có giá cao hơn khá nhiều, nếu sản phẩm trung bình từ 3.000-4.000 đồng/gói thì những sản phẩm thịt thật lại có giá dao động từ 8.000-15.000 đồng/gói, có loại còn lên tới 20.000 đồng/gói. Đây có lẽ là một mức giá không thật sự hấp dẫn như vị thịt thật của sản phẩm.

Theo chia sẻ của một nhân viên làm việc tại một doanh nghiệp lớn ở TP.HCM, nhằm phục vụ cho nhân viên công ty luôn có sẵn những sản phẩm ăn sẵn như phở gói, mì ăn liền cao cấp có thịt thật, đây là những sản phẩm tiện lợi hữu ích khi làm ngoài giờ. Thế nhưng, nếu tự bỏ một khoản tiền để mua sản phẩm này anh cảm thấy tiếc vì giá thành hơi cao.

Qua đó thấy rằng, việc đưa thịt thật vào sản phẩm đúng đã nâng cao dinh dưỡng cho người tiêu dùng, tuy nhiên họ cũng phải chi nhiều hơn. Như vậy, chiến lược đưa miếng thịt vào sản phẩm chưa chắc đã tạo được sức hút đối với người tiêu dùng như trước đây.

5
Từ 2013-2016, nhu cầu mì ăn liền tại Việt Nam đã giảm mạnh từ mức 5,2 tỷ gói xuống còn 4,9 tỷ gói. (Ảnh: WINA)

 Ánh Hoa

_Bao NTD_So 334 _11
 

Bình luận

Nổi bật

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 21:39

(CL&CS) - Chương trình “Cho vay linh hoạt” của HDBank tiếp sức cho khách hàng đang có nhu cầu mua bất động sản, xây dựng, sửa nhà và tiêu dùng.

Lượng giao dịch 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ đã nhích dần lên

Lượng giao dịch 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ đã nhích dần lên

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:38

Theo Bộ Xây dựng, qua số liệu tổng hợp cho thấy, lượng giao dịch 3 phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý I/2024 có xu hướng tăng so với quý IV/2023.

Chủ tịch HoREA: TP Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở

Chủ tịch HoREA: TP Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:38

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng, trong năm 2024, thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao.