Dữ liệu cũ
Thứ ba, 08/01/2019, 17:13 PM

Thế giới đầy sôi động trong năm 2019

(NTD) - Tổng thống Donald Trump có lẽ là nhân vật tốn nhiều bút mực nhất trong năm qua với chính sách “America First”. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên được tháo ngòi nổ, nhưng các cuộc xung đột quân sự ở Syria hay đối đầu giữa Nga và Ukraine tiếp tục bùng lên. Chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục thắng thế... Những sự kiện nổi bật trong năm 2018 đã khép lại nhưng thế giới đầy sôi động hứa hẹn sẽ tiếp diễn vào năm 2019.

1
 

1.Nhân vật của năm: Tổng thống Donald Trump

Hai năm ở cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, ông Trump giương cao lá cờ “America First”, gây nhiều “xáo trộn” nhằm thay đổi và tạo ra trật tự thế giới mới mà trong đó địa vị và quyền lợi của Hoa Kỳ được đặt trên hết. Đảng Cộng hòa của ông giữ được ưu thế tại Thượng viện Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11/2018 giúp ông Trump tiếp tục đi theo con đường mình vạch ra.

Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định khí hậu Paris, đòi cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) đóng góp thêm ngân sách quốc phòng, tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng về kinh tế và chính trị trên trường quốc tế của Nga, Trung Quốc và cả Iran… Thành tựu đối ngoại lớn nhất mà ông Trump đạt được chính là thúc đẩy việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên tại Singapore vào tháng 6/2018. Ông cũng được đề cử giải Nobel Hòa bình 2018 cho thành tích này.

2
 

2. Hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim tháo ngòi nổ chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên

Từ sáng kiến của Tổng thống Trump, rồi sau đó là những nỗ lực ngoại giao không mệt mỏi của cả Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Triều Tiên, cuộc gặp lịch sử Trump - Kim diễn ra tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa, Singapore ngày 12/6. Gặp, không gặp và rồi đồng ý gặp của hai bên đã làm cả thế giới nín thở theo dõi.

Thỏa thuận tháo ngòi nổ chiến tranh hạt nhân và tên lửa tầm xa được ký kết và không đạt tiến triển như mong đợi của cả hai bên. Tuy nhiên, cuộc gặp lần thứ hai tại ba địa điểm và thời điểm khác nhau đã được hé lộ trong cuộc họp G20 ở Buenos Aires, Argentina vào đầu tháng 12.

3
 

3. Cuộc chiến Syria vẫn tiếp tục ác liệt

Cuộc nổi dậy ở Syria khởi đầu với hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ diễn ra từ đầu năm 2011 chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Sau 8 năm, chưa có một nghị quyết Liên Hợp Quốc về Syria nào được thông qua vì bất cứ đệ trình nào của Hoa Kỳ đều bị Nga và Trung Quốc phủ quyết. Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ đất nước ra đi, khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi cư trú của mình. Theo UNICEF, trong số những người tỵ nạn có tới 1 triệu trẻ em. Tính đến thời điểm tháng 12/2018, tổng số người chết ở Syria là gần nửa triệu. Các trận đánh ác liệt giữa quân chính phủ, phe nổi dậy và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn diễn ra ác liệt

7
 

4. Quan hệ Nga - Ukraine căng thẳng sau vụ bắt giữ tàu tại eo biển Kerch

Ngày 25/11, tàu chiến Nga đồn trú thường trực tại eo biển Kerch đã bắt giữ 3 tàu và thủy thủ đoàn của Ukraine. Kiev đoan chắc rằng đây là tàu chở dầu, trong khi Moscow cáo buộc có điệp viên và vũ khí trong cả ba tàu - điều mà Ukraine cho là giả. Căng thẳng vẫn hiện hữu khi Kiev kêu gọi Hoa Kỳ cùng NATO giúp, mặt khác Kiev tuyên bố sẵn sàng đưa quân đến sát biên giới Crimea và đích thân Tổng thống Petro Poroshenko ngồi trực thăng chiến đấu thị sát các cuộc tập trận. Phía Moscow điều thêm tàu chiến đến eo biển Kerch, tăng cường năng lực hạt nhân và diễn tập bắn tên lửa chống hạm trong vùng Biển Đen.

6
 

5. Khủng hoảng người tị nạn lan rộng ở châu Âu, bùng nổ tại Hoa Kỳ

Đức là quốc gia EU mở rộng cánh cửa với người tị nạn từ năm 2015 và đến nay có hơn một triệu người tị nạn nhập cư vào nước này. Nhưng người tị nạn cũng gây nhiều rắc rối cho Thủ tướng Đức Angel Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và toàn EU. Chính sách đóng cửa biên giới và từ chối người tị nạn của bà Merkel có thể gây hậu quả dây chuyền ở EU, gây ra khủng hoảng nhân đạo lớn.

Cuộc khủng hoảng người tị nạn đã khiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe dọa đóng cửa chính phủ nếu an ninh biên giới không được bảo đảm. Ông Trump đề nghị Quốc hội cấp 5 tỷ USD để hoàn tất hàng rào biên giới giáp với Mexico và tăng cường an ninh khu vực này. Tuy nhiên, đảng Dân chủ đối lập đề xuất chỉ khoảng 1,3 tỷ USD. Ông Trump nói quân đội sẽ tự xây nốt phần còn lại của hàng rào sát biên giới và đệ đơn lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ yêu cầu được phép thực thi ngay lập tức sắc lệnh cấm người nhập cư bất hợp pháp được tị nạn tại Hoa Kỳ. Chính quyền Trump cũng nỗ lực tái trục xuất về Việt Nam những người Việt định cư tại Hoa Kỳ nhưng vi phạm pháp luật.

8
 

6. Chiến tranh mậu dịch Hoa Kỳ - Trung Quốc

Ngày 6/7, chiến tranh mậu dịch chính thức bắt đầu sau khi các quy định áp thuế trị giá 34 tỷ USD vào hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ có hiệu lực. Đáp trả, Bắc Kinh tuyên bố cũng đánh thuế trên lượng hàng tương đương nhập từ Hoa Kỳ. Tổng cộng ông Trump đã đánh thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc và dọa làm điều tương tự với 267 tỷ USD hàng hóa còn lại. Tại cuộc họp G20 ở Argentina đầu tháng 12 vừa rồi, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý “đình chiến” trong 90 ngày để thương thảo các thỏa thuận mới. Ngày 1/3/2019, cuộc chiến có thể bùng phát trở lại nếu cả hai không đạt được thỏa thuận nào.

5
 

7. Chủ nghĩa đa phương đương đầu với chủ nghĩa bảo hộ

Tăng cường bảo hộ và chống lại chủ nghĩa đa phương mà Tổng thống Donald Trump khởi xướng tạo ra những diễn biến kịch tích toàn cầu.

Cuộc họp các nước phát triển G7 vào tháng 6/2018 ở Quebec, Canada dường như là phát pháo đầu tiên khi Tổng thống Donald Trump rời phòng họp trước khi cuộc họp kết thúc. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) kết thúc ngày 18/11 ở thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea mà không đạt được tuyên bố chung trong lịch sử 26 năm tồn tại của khối này do tranh giành quyền lực và ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Việc ông Trump tuyên bố rời TPP (khối hợp tác xuyên Thái Bình Dương) đầu năm 2017 đã khiến Nhật Bản lãnh trọng trách tái gầy dựng TPP-11 không có Hoa Kỳ với tên gọi mới Hiệp định hợp tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Khối mới này sẽ tuyển thêm thành viên trong năm 2019.

Khối ASEAN và đối tác cũng khởi động lại ý tưởng thành lập khối kinh tế RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực) vào cuối năm 2018 và hy vọng hoàn thành đàm phán trong năm 2019.

4
 

8. Anh rời khỏi EU (Brexit)

Cuộc trưng cầu dân ý lịch sử đã được tiến hành vào tháng 6/2016 tại Vương quốc Anh, Bắc Ireland và lãnh thổ Gibraltar về việc Anh rời EU (Brexit). Kết quả kiểm phiếu vào cuối ngày cho thấy đa số người dân chọn Anh Brexit với tỷ lệ khá sít sao - 51,9% phiếu so với 48,1% phiếu chọn ở lại. Sau khi bà Theresa May trở thành Thủ tướng, vấn đề Brexit được đem ra bàn cãi sôi nổi nhất. Giữa tháng 12 vừa rồi, với 200/317 phiếu, bà đã thoát khỏi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, tiếp tục lãnh đạo đảng Bảo thủ và chính phủ.

Anh chính thức rời EU vào ngày 29/3/2019. Tuy nhiên, Tòa án Công lý châu Âu đã đưa ra phán quyết “nước Anh có quyền hủy bỏ thông báo rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không cần sự đồng ý của các quốc gia thành viên EU khác”. Không có điều kiện nào đi kèm với phán quyết này. Và có lẽ có hy vọng cho những người chống Brexit nếu nước Anh muốn tiếp tục gắn bó với châu Âu.

 Lê Miên Tường - Ricky Hồ

18
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.