Thứ hai, 24/09/2018, 15:57 PM

Thành công nhờ kiên trì khởi nghiệp từ cây thuốc quý

(NTD) - Từ lâu trong y học cổ truyền, chùm ngây đã được mệnh danh là “thần dược” chữa được bách bệnh. Nói vậy là không ngoa khi tất cả các bộ phận của loại thảo dược này đều có thể bào chế thành dược liệu.

Tận dụng lợi thế này, chàng thanh niên Phạm Ngọc Anh Tuấn (SN 1981, quê Long An) đã bỏ hàng chục năm trời để nghiên cứu và bào chế ra những sản phẩm mang thương hiệu của riêng anh như: Bột chùm ngây, trà túi lọc chùm ngây, trà chùm ngây, bánh chùm ngây... đặc biệt là dầu ăn chùm ngây - sản phẩm được anh dày công nghiên cứu.

Khởi nghiệp từ chùm ngây, vinh quang và thất bại nghiệt ngã cũng đến từ nó. Chính vì vậy, những người xung quanh đã đặt cho anh biệt danh rất ngộ nghĩnh: “Tuấn chùm ngây”.

Khởi nghiệp với chùm ngây

Cuối tháng 8/2018, phóng viên Báo Người Tiêu Dùng có dịp tiếp xúc với anh “Tuấn chùm ngây” - theo cách gọi thân mật của mọi người. Chia sẻ về cơ duyên đến với chùm ngây, anh tâm sự: “Tôi đến với chùm ngây rất tình cờ. Năm 2014, tôi đến Phan Thiết du lịch. Tại đây, tôi thấy người dân đang chăm chỉ hái lá chùm ngây. Hỏi ra mới biết nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn. Ở đây, người ta dùng lá chùm ngây trong cả những bữa ăn hàng ngày như: Nấu canh, ướp đồ ăn hay thậm chí làm gỏi. Trong khi đó, người miền Nam chúng tôi hầu như chưa biết đến cây chùm ngây. Từ đó, trong tôi nảy sinh ý định đem giống cây này về trồng đại trà, đồng thời giới thiệu đến người dân tỉnh nhà về loại cây này”.

Thật bất ngờ, cây chùm ngây có vẻ rất thích hợp với vùng đất Long An. Chỉ sau 4 tháng, những cây giống anh trồng đã cao quá nóc nhà và sẵn sàng để thu hoạch. Hăng hái thu hoạch những búp chồi đầu tiên, chàng trai 26 tuổi quay lại Phan Thiết để tìm người mua lá chùm ngây. Thế nhưng, không có doanh nghiệp hay tổ chức nào thu mua nữa. Quá thất vọng, đã có lúc anh muốn bỏ cuộc. Nhưng lòng quyết tâm lại một lần nữa trỗi dậy khi tình cờ anh đọc được một bài báo về tác dụng cây chùm ngây và một số người đã tạo ra những sản phẩm rất độc đáo từ cây chùm ngây.

Anh Tuấn đã tìm gặp nhiều người, học hỏi từ sách báo, internet và đặc biệt có sự giúp đỡ rất lớn của các thầy thuốc Đông y. Anh vạch ra ý tưởng, tham gia các phiên chợ nông sản sạch để tích lũy kinh nghiệm.

Và rồi chuyện gì đến cũng đã đến, cuối năm 2015, anh cho ra sản phẩm đầu tiên: Trà chùm ngây. Ngay khi vừa ra mắt, sản phẩm của anh đã nhận được rất nhiều sự chú ý tại các phiên chợ. Không lâu sau đó, anh nhận được những lời đề nghị hợp tác từ các doanh nghiệp.

39
Chàng thanh niên Phạm Ngọc Anh Tuấn kiên trì với chùm ngây và đã thành công.
38
Một số sản phẩm từ chùm ngây được anh sản xuất đã thành công ngoài sức tưởng tượng.

Thành công đến từ những thất bại!

Nhắc lại những thành công và thất bại của mình trong quá khứ, anh Tuấn khẽ cười: “Thất bại lớn nhất mà tôi từng gặp có lẽ là trong khâu bảo quản và tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhất là những ngày đầu, khi tôi bán sản phẩm chùm ngây thô, chưa qua bào chế hay đóng gói. Ngày đó, tôi thuyết phục bố mẹ để được sử dụng 3ha đất nhà vào mục đích trồng cây chùm ngây. Thế nhưng sau khi cây đến độ thu hoạch thì không có ai mua. Gia đình tôi phải phơi khô lá để trong kho bảo quản. Có lúc bố mẹ khuyên tôi nên dừng lại ý tưởng điên rồ này của mình. Thật sự lúc đó tôi rất chán nản”.

Anh Tuấn quyết định quay lại nhà máy nơi anh đã lấy những hạt giống Chùm ngây đầu tiên để hỏi về đầu ra sản phẩm thô. “Nghe công ty đó nói sẽ thu mua sản phẩm tôi mừng đến phát khóc. Bởi số vốn, thời gian và công sức tôi bỏ ra cuối cùng cũng được đền đáp. Dù là nhỏ nhưng đó là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi mô hình này”.

Thế nhưng, khi tìm được đầu ra thì anh phải đối mặt với một thử thách khác lớn hơn. Đó là khâu bảo quản. “Chùm ngây nếu đã đến kỳ thu hoạch mà không nhanh chóng thu hái thì lá nó sẽ rụng hết. Mà thu hoạch hết thì công ty đâu có mua số lượng lớn như vậy. Lúc đó tôi còn non kinh nghiệm, không tìm ra được câu trả lời tức thì nên đã gánh những hậu quả hết sức nặng nề: Hàng tấn lá, thân, rễ chùm ngây hư hỏng; sản phẩm thô bán chưa hết đã đến kỳ thu hoạch. Để giải quyết, chúng tôi phải áp dụng công nghệ sấy khô. Sau khi tham khảo, tôi đã “chế” ra một máy sấy với công suất lớn. Thật bất ngờ, chiếc máy hoạt động trơn tru và với công suất rất lớn. Coi như bước đầu mọi khó khăn đã được giải quyết” - anh Tuấn tiếp lời.

Đến bây giờ, sau 2 năm kể từ ngày ra sản phẩm đầu tiên, thương hiệu của anh đã cho ra hơn 10 sản phẩm bào chế từ chùm ngây được người tiêu dùng tin tưởng, như: Trà chùm ngây, trà túi lọc chùm ngây, bánh chùm ngây, dầu ăn chùm ngây… Trong số đó phải kể đến dầu ăn chùm ngây, rất tốt cho sức khỏe.

Chia sẻ về những dự định sắp tới của mình, anh cho biết, trong thời gian tới sẽ cho ra mắt thị trường thêm nhiều sản phẩm. Cụ thể là những sản phẩm bánh, kẹo, mứt từ chùm ngây cũng như tiếp tục nghiên cứu, đưa chùm ngây vào làm các loại thức uống.

37.
 

Theo lương y Trần Quang Việt, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Bình Tân, chùm ngây là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong Chi Chùm ngây (tên khoa học: Moringa) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ từ vùng Nam Á. Trong Đông y, chùm ngây được sử dụng để phòng bệnh ung thư, thoái hóa, xơ nang. Đặc biệt, lá của loại thảo dược này rất tốt cho cơ bắp, xương, da và máu. Chính vì thế, loại thảo dược này còn được áp dụng nhiều trong sản xuất mỹ phẩm. Ngoài ra, thân, rễ chùm ngây còn có tác dụng trị chứng tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerit, làm giảm axit uric, ngăn ngừa sỏi oxalate.

Văn Nguyễn

_NTD_So 163_In_Page_32
 

 

Bình luận

Nổi bật

Hà Nội: Đề xuất xây dựng một số hầm chui trong thời gian tới

Hà Nội: Đề xuất xây dựng một số hầm chui trong thời gian tới

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

(CL&CS) - Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 11 dự án đầu tư công trình giao thông sắp xây dựng trên địa bàn.

VINAMAC EXPO 2024: Hướng tới sản xuất xanh và công nghiệp xanh

VINAMAC EXPO 2024: Hướng tới sản xuất xanh và công nghiệp xanh

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

(CL&CS)- Thương hiệu xanh đang trở thành một khái niệm phổ biến khi nhu cầu và tiêu chí sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao đặc biệt là ý thức quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 09:59

(CL&CS) - Hiện các điểm tham quan, bảo tàng, khu di tích trên địa bàn Thủ đô đang tích cực đổi mới phương thức bán và soát vé tham quan thông qua hệ thống vé điện tử. Trước yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi số trong ngành Du lịch, đây được xem như một giải pháp mới tạo thuận lợi cho cả 3 bên: Khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và Ban Quản lý điểm đến.