Dữ liệu cũ
Thứ hai, 03/04/2017, 14:25 PM

Taxi truyền thống “bị diệt” hay “tự diệt”?

(NTD) - Tranh cãi về dịch vụ taxi hợp đồng điện tử Uber và Grab với taxi truyền thống dường như chưa kết thúc. Nguyên nhân chính để các thủ lĩnh taxi truyền thống chỉ trích Uber và Grab là do sự phát triển của xe “hợp đồng điện tử” này phá vỡ quy hoạch mạng lưới taxi truyền thống. Vậy câu hỏi mà người tiêu dùng đặt ra là liệu mô hình taxi truyền thống có nên thay đổi hay không?

tai-xe-buon-ngu-1-1437695246
Tài xế taxi buồn ngủ tự gây tai nạn vào 24/7/2015 ở đường Lũy Bán Bích, phường Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM.
tai-nan12_2
Một taxi tại Đắk Lắk gây tai nạn vào 28/4/2016, trên đường Tỉnh lộ 8 đoạn qua địa phận khối 6, phường Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột.

Taxi truyền thống đang “bị diệt”?

Tại buổi hội thảo về đổi mới quản lý hoạt động taxi do Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tổ chức, ông Trương Đình Quý (Phó Tổng Giám đốc Vinasun) cho rằng mục đích của Uber, Grab là đánh sập thị trường và tiêu diệt taxi truyền thống, đẩy doanh nghiệp taxi trong nước gặp nhiều khó khăn dẫn đến phải thu hẹp số lượng xe, lái xe bỏ việc, doanh nghiệp phá sản. Nhận định này có vẻ như những vị đầu ngành taxi không hiểu mình đang cạnh tranh với ai.

Trước tiên phải xác định lại đây là cuộc cạnh tranh giữa công nghệ quản lý điện tử và công nghệ quản lý bằng con người. Việc máy móc tự động hóa trên toàn cầu sẽ dẫn đến việc giảm lao động chân tay đó là điều tất yếu. Những tuyến tàu điện ngầm tại Singapore không cần người soát vé, hệ thống gửi xe tại Thái Lan không cần người phát thẻ, người ta không cần thuê cửa hàng mặt tiền đắt đỏ để bán mà vẫn có thể “click chuột bán hàng” ngay trong phòng ngủ. Ngay cả giải trí cũng được tự động hóa ở nhiều quốc gia. Người hát karaoke ở Nhật chỉ việc bỏ tiền và chọn bài, tiền sẽ tự chạy vào tài khoản tác giả theo lập trình có sẵn…

Việc tự động này càng hiện đại hơn khi thế hệ điện thoại thông minh sử dụng internet 3G ra đời. Người ta có thể giao dịch chuyển tiền bằng điện thoại mà không cần phải ra ngân hàng hoặc ra cây ATM. Có thể đặt khách sạn, vé xem phim và “check in” máy bay, mà không cần tốn cuộc điện thoại nào. Dịch vụ xe Uber và Grab cũng đang là mô hình gọi xe điện tử mà thế giới đang đón nhận. Người tiêu dùng không phải tốn tiền gọi tổng đài hay ra đường đón xe, mà chỉ cần ngồi mát, yêu cầu ngay trên ứng dụng điện thoại của mình với giá cước cũng rẻ hơn taxi truyền thống.

tai-xe-buon-ngu-1-1437695246

Một chiếc taxi Vinasun gây tai nạn liên hoàn khiến 5 người nguy kịch xảy ra vào sáng 29/4/2016 tại đường ĐT743, đoạn đi qua địa bàn TX. Dĩ An (Bình Dương).

taxi-dien-0102-1524
Theo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Taxi Mai Linh đứng đầu danh sách taxi vi phạm giao thông nhiều nhất, trong số 190 trường hợp bị xử lý vào nửa đầu tháng 4/2016, với 28 trường hợp. Tiếp theo là Taxi Group (24 trường hợp) và Taxi Thanh Nga (6 trường hợp).

Taxi truyền thống đang “tự diệt”?

Tại sao cứ phải đòi Uber và Grab gắn đồng hồ, logo khi mà nhu cầu người tiêu dùng không muốn ngồi chiếc xe gắn logo? Người ta không còn lạ gì cái trò gian lận đồng hồ của các xe được xem là taxi hàng đầu. Cứ thử ngồi trên những chiếc taxi đó vào giờ cao điểm kẹt xe, không khó để nhận ra đồng hồ vẫn nhảy dù xe không di chuyển. Còn Uber thì sao? Không cần cái đồng hồ tự chỉnh ấy, khách hàng tự theo dõi qua điện thoại thông minh của mình.

Tại sao cứ nhăm nhăm chỉ trích giá cước tăng giờ cao điểm của hai dịch vụ taxi điện tử này? Trong thực tế, cả Uber và Grab sẽ tăng giá giờ cao điểm với từng xe cụ thể, nếu xe đó di chuyển vào khu vực thường xảy ra kẹt xe, để bù vào số tiền nhiên liệu hao tốn của tài xế. Giá tăng này sẽ được thông báo trước khi hành khách đồng ý đặt xe. Tuy nhiên, nhiều khách hàng đi thường xuyên cho rằng, dù có tăng giá thì vẫn chỉ bằng hoặc hơn taxi truyền thống chút đỉnh, và qua khung giờ cao điểm, giá sẽ xuống trở lại. Trong khi taxi truyền thống chẳng có một chút thay đổi về giá cả chục năm nay.

Nếu so sánh “đạo đức tài xế” thì có lẽ taxi truyền thống cũng phải xem lại. Đây là điều mà Uber và Grab đặt lên hàng đầu, bằng cách cho phép hành khách chấm điểm các dấu sao sau khi đi xong. Nếu tài xế nhiều lần bị khách hàng chấm sao kém, thì sẽ sớm bị cắt khỏi dịch vụ. Trong khi đó, taxi truyền thống không thể quản lý được tài xế của mình. Ví dụ nhất mới đây, ba nữ du khách Australia đón taxi từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố. Theo lời họ nói, tài xế đã cố tình để cái túi che đồng hồ tính tiền. Khi đến nơi, tài xế taxi đòi tiền cước 200 USD. Vốn biết thông tin giá taxi qua mạng internet, nên ba cô gái này không đồng ý và chỉ trả một số tiền vừa đủ. Tuy nhiên, tài xế này tỏ thái độ giận dữ, khiến ba cô gái phải núp sau quầy lễ tân một khách sạn cho đến khi tài xế bỏ đi sau 30 phút.

Thuế là cái mà các thủ lĩnh ngành taxi hay đưa ra để kêu gào Nhà nước bảo vệ mình. Năm 2016, Hiệp hội Taxi từng lên tiếng chỉ trích rằng Uber và Grab không đóng thuế, tuy nhiên, khi Cục Thuế đưa ra kết quả Uber và Grab đã đóng thuế đủ từ khi thành lập tại Việt Nam (2014). Hội thảo “Đổi mới quản lý hoạt động taxi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong kinh doanh và quyền lợi của hành khách đi xe taxi” được Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam tổ chức hôm 23/2, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp kinh doanh taxi còn 5% bằng với Grab và Uber. Còn Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội - ông Đỗ Quốc Bình thì đòi Grab và Uber cũng phải chịu mức thuế 10% trên tổng doanh thu chuyến đi và 20% thuế thu nhập giống như mức thuế áp dụng cho taxi truyền thống. Tuy nhiên, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho rằng: “Nếu chỉ nhìn mức thuế 3% hay 10% để nói 3% nhỏ hơn rất nhiều 10% là không đúng. Bởi vì doanh nghiệp nộp thuế VAT 10% còn được khấu trừ thuế VAT từ đầu vào như chi phí nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định… 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng sau khi đã trừ đi chi phí nhà xưởng, tài sản cố định, giá xăng…”

Như vậy có thể thấy, các thủ lĩnh taxi truyền thống đang lẩn quẩn trong cách quản lý, cố thủ với số lượng xe chờ hết khấu hao. Hai dịch vụ của Uber (Hà Lan) và Grab (Malaysia) này đổ bộ vào Việt Nam là do nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Họ chẳng việc gì phải “muốn giết” taxi truyền thống, bởi do sự đầu tư vô tội vạ trước đây, taxi truyền thống đã “tự diệt” mình.

Xuân Nghĩa

_Bao NTD_So 318 _ IN_Page_24
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.