Dữ liệu cũ
Thứ tư, 23/03/2016, 07:02 AM

Tạo việc làm bền vững và bình đẳng giới trong bối cảnh hội nhập

(NTD) - Năm 2015 đánh dấu bước ngoặt trong việc Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại Việt Nam – EU, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và một loạt các hiệp định thương mại tự do khác. Tiến trình hội nhập hứa hẹn mang lại những cơ hội về tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức lớn.

Trong năm 2015, Chính phủ Việt Nam cũng đồng thời cũng phê chuẩn và cam kết thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc đề ra, trong đó có các mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng bao trùm,

Để đạt được các mục tiêu này, đồng nghĩa với việc giải quyết thành công các thách thức đặt ra từ hội nhập.

Trong bối cảnh đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc giúp Chính phủ xây dựng các chiến lược và chính sách trên lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội và tiến bộ về giới nhằm hiện thực hóa những mục tiêu phát triển nêu trên.

Hội thảo “Việt Nam hướng tới hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức để lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật và chính sách hướng tới việc làm bền vữngdo Dự án “Lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật và chính sách hướng tới việc làm bền vững ở Việt Nam” và MOLISA tổ chức vào ngày 22 tháng 3 năm 2016.

lao_dong_n

Bình đẳng trong việc làm: Lao động nữ được hưởng lợi nhiều hơn

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các bộ ban ngành, các sứ quán và đối tác phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia, giới nghiên cứu. Hội thảo đã thảo luận và phân tích các vấn đề chính sách quan trọng bao gồm:Đánh giá lại những kết quả Việt Nam đạt được trong xây dựng hệ thống chính sách và pháp luật về việc làm bền vững và bình đẳng giới; xác định những thách thức của việc thực thi các quy định này trong thực tiễn; đóng góp vào hệ thống pháp luật về lao động để có tính nhạy cảm giới cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của TPP và các hiệp định thương mại.

Hội thảo cũng đề xuất các giải pháp chính sách nhằm mở rộng khu vực kinh tế chính thức của Việt Nam, hướng tới tăng trưởng bao trùm và tạo việc làm bền vững cũng như  tăng cường cơ hội  tiếp cận việc làm và giảm khoảng cách thu nhập giữa lao động nam và nữ. Thông tin cập nhật và phân tích chính sách chuyên sâu tại hội thảo góp phần hỗ trợ MOLISA định hướng tầm nhìn và các chiến lược trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội trong thời gian sắp tới. 

hoi thao 1
Khách mời chụp ảnh lưu niệm tại buổi Hội thảo

Hội nhập kinh tế hứa hẹn mang đến những cơ hội về thương mại, đầu tư, và theo đó là tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. Các phân tích đã nói nhiều về các cơ hội này; tuy nhiên, những thách thức, đối với lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội là rất lớn: làm thể nào để có nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh cao trong hội nhập?làm sao để thịnh vượng được chia sẻ, thành quả tăng trưởng có thể được phân phối một cách công bằng đến mọi người Việt Nam, nam giới, cũng như phụ nữ;? Giảm được khoảng cách thu nhập: giữa lao động nam và lao động nữ; giữa khu vực thành thị và nông thôn, vùng miền núi, dân tộc thiểu số.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu rõ quan điểm của Bộ trong việc định hướng một số vấn đề về việc làm bền vững, bình đẳng giới trong bối cảnh hội nhập: 

Biến động kinh tế - giảm thiểu tác động đến người lao động đòi hỏi phải có mạng lưới an sinh xã hội mạnh.

Hội nhập sâu rộng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều hơn với những cú sốc, những biến động từ kinh tế thế giới. Những biến động kinh tế này sẽ nhanh chóng tác động tới việc làm và thu nhập của người lao động. Lao động phổ thông, lao động thu nhập thấp, lao động nữ sẽ là đối tượng chịu tác động khắc nghiệt nhất từ những biến động này. Khả năng ứng phó của họ cũng là thấp hơn, do tiếp cận đến mạng lưới an sinh xã hội yếu hơn. Để giúp đỡ hiệu quả nhóm này, không có cách nào khác phải có hệ thống an sinh xã hội tổ chức tốt, bao trùm được những nhóm yếu thế, khu vực phi chính thức.

Suy giảm lợi thế lao động giá rẻ; áp lực cạnh tranh lao động xuyên quốc gia: đòi hỏi phải có hệ thống đào tạo nghề tốt – nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Đào tạo nghề hiện nay vẫn là khâu yếu.Các chương trình nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng lao động. Khu vực phi chính thức, trong đó hộ cá thể; kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực chính thức, tiếp cận hạn chế các chương trình đào tạo nghề.Tiếp cận của nhóm phụ nữ, dân tộc thiểu số khó khăn hơn các nhóm khác. Tăng tính thị trường của hệ thống cung cấp dịch vụ công về đào tạo nghề, tăng tính cạnh tranh, cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân tham gia vào các chương trình nghề đang được tài trợ bởi ngân sách là một giải pháp cần được xem xét và cân nhắc.

Mở rộng khu vực chính thức là một ưu tiên quan trọng nhằm phát triển việc làm bền vững.

Vai trò của khu vực kinh tế cá thể, kinh tế phi chính thức là rất quan trọng; khu vực này còn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, có đóng góp lớn. Tuy nhiên, lợi ích của chính thức hóa, đặc biệt là thúc đẩy việc làm bền vững là lớn lao và xu thế bắt buộc trong hội nhập.

Việc chính thức hóa kinh doanh; thúc đẩy người lao động, từ lao động phi chính thức thành chính thức cần có sự hỗ trợ và thúc đẩy từ phía nhà nước. Từ góc độ chính sách về thị trường lao động, cần hướng tới sự cân bằng giữa pháp luật bảo vệ người lao động và bảo vệ việc làm, theo đó vừa bảo vệ được quyền lợi người lao động, nhưng đồng thời giảm các gánh nặng, chi phí tuân thủ thủ tục, nhằm khuyến khích chủ sử dụng lao động chủ động chuyển đổi. Các cam kết trong TPP, các hiệp định thương mại mới sẽ đòi hỏi nâng cao các tiêu chuẩn lao động; bảo vệ lao động; cam kết thực thi nghiêm túc trên thực tiễn. Điều chỉnh hệ thống luật lao động, do đó tiếp tục là yêu cầu trực tiếp, cần có ưu tiên cao.

Cuối cùng, MOLISA khẳng định, vấn đề giới là quan trọng và tiếp tục là ưu tiên của ngành.Tất nhiên, bình đẳng giới mới tính thực chất không nằm riêng rẽ mà tiếp tục được lồng ghép trong các chính sách.Tuy nhiên, quan trọng hơn cần giám sát tốt để đảm bảo hiệu lực thực thi trong thực tế. Hệ thống các cơ quan quản lý lao động ở địa phương; hiệu quả của chính quyền địa phương mới là yếu tố đảm bảo cho việc hiện thực hóa trên thực tế quyền bằng đẳng giữa phụ nữ và nam giới.

Thông tin chi tiết về người tiêu dùng, độc giả có thể tham khảo tại đây

Hương Giang

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.