Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 23/07/2017, 21:15 PM

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến du lịch Việt Nam

(NTD) – Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, chính phủ, doanh nghiệp, kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh… Không ngoại lệ, du lịch Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức và cơ hội do CMCN 4.0 tác động tới, khi các sản phẩm, dịch vụ được tăng cường với khả năng làm tăng giá trị.

hình hội nghị
Hội thảo tọa đàm "Vai trò của doanh nghệp với sự phát triển của du lịch" tại Đà Nẵng (ảnh M.H)

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, không chỉ mang đến doanh thu trực tiếp từ các lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, tour tuyến, điểm tham quan, mà còn tạo nguồn thu, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan khác như giao thông, ăn uống, giải trí, thương mại.

Tại buổi hội thảo tọa đàm "Vai trò của doanh nghiệp với sự phát triển của du lịch" tại Đà Nẵng mới đây, ông Bùi Quang Hải (Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) phát biểu, ngoài việc làm thay đổi quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất; gia tăng cảm biến và các giải pháp kết nối thế giới; đưa CNTT từ vị trí ứng dụng lên vị trí điều khiển để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể thì CMCN 4.0 còn phân hóa mạnh thị trường lao động dẫn tới sự thay đổi kết cấu xã hội. Đối với ngành du lịch, ông Hải cho rằng, các công nghệ mới làm cho dịch vụ du lịch được cung ứng nhanh chóng và linh hoạt hơn, thông tin và dữ liệu được cập nhật liên tục và rộng rãi.

Năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với 2001; khách nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3% lần so với 2001. Đóng góp trực tiếp 6,8% GDP, du lịch Việt Nam được đánh giá ngày càng phát triển về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; chất lượng và tính chuyên nghiệp nâng cao; một lượng không nhỏ doanh nghiệp tạo nên thương hiệu uy tín ở trong nước và quốc tế.

Khi toàn cầu hóa đang là xu thế khách quan thúc đẩy các nước vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và vừa phụ thuộc lẫn nhau, Việt Nam cũng trở thành quốc gia, điểm đến, thị trường có lợi thế nhất định. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch. Du lịch Việt Nam đang phát triển nhưng vẫn còn những điểm non yếu. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế như điếm đến, dòng vốn đầu tư, thu hút khách, xây dựng hình ảnh…đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt trong xu thế mới.

Theo ông Hải, toàn cầu hóa du lịch không chỉ có nghĩa du lịch toàn cầu mà còn có nghĩa phát triển du lịch theo những tiêu chuẩn toàn cầu. Tiêu chuẩn toàn cầu thể hiện ở cung cách phục vụ, tiêu chuẩn phòng ốc, thức ăn, nhưng quan trọng nhất chính là tôn trọng những giá trị chung, trong đó thái độ với văn hóa và môi trường sinh thái là quan trọng nhất.

DSCN2785
Các nước trên thế giới giới thiệu sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng (ảnh M.H)  

CMCN 4.0 mở ra cơ hội cho các nước như Việt Nam nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Đặc biệt, khi CMCN 4.0 nổ ra, sự kết nối giữa mọi người gần như không còn khoảng cách, thời gian diễn ra sự kiện gần như đồng thời tại mọi nơi trên thế giới thì du lịch Việt Nam cũng cần phải tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Hải cho rằng, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch sẽ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt nam hiện nay. Đồng thời tranh thủ được các nguồn khách nối tour để qua đó, tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch và tăng khả năng kết nối giữa các nước. Thêm vào đó, điều kiện tự do đầu tư và di chuyển lao động sẽ giúp gia tăng nhu cầu đi lại và tìm kiếm cơ hội đầu tư, việc làm kết hợp du lịch ...

Cuộc CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi bản sắc và tất cả những vấn đề liên quan đến bản sắc như sự riêng tư, ý thức về sự sở hữu, phương thức tiêu dùng, thời gian dành cho công việc và giải trí và cách thức phát triển sự nghiệp…ông Hải cho hay. Sự hội nhập tất yếu của công nghệ trong cuộc sống làm suy giảm một số bản năng tinh túy của con người như lòng thương cảm hoặc sự hợp tác.

Theo đó, ông Hải cho rằng các doanh nghiệp lữ hành cần tập trung nguồn lực để hoàn thiện sản phẩm du lịch chủ đạo theo hướng ưu tiên các sản phẩm du lịch đặc thù, tiếp cận các thị trường còn bỏ ngỏ; đào tạo thu hút nhân sự chuyên nghiệp tạo ra các sản phẩm đậm chất văn hóa truyền thống, coi trọng phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch thân thiện môi trường.

Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư mạnh mẽ và áp dụng công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công nghệ tin học và viễn thông vào hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến, tham gia vào hệ thống phối chỗ toàn cầu nhằm phục vụ marketing, quảng bá sản phẩm và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu trong du lịch.

Nhân lực trong ngành du lịch cũng chịu tác động của CMCN 4.0. Tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nề kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa. Vì vậy, nhân lực trong ngành du lịch phải chủ động nâng cao ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề, tinh thần liên kết gắn với các nhóm lao động đặc thù và lợi ích xã hội khác nhau.

Minh Hằng

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.