Thứ tư, 19/06/2024, 14:43 PM

Sửa đổi Luật Dược: Bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, giá hợp lý cho nhân dân

(CL&CS) - Theo Bộ Y tế, thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều chủ trương, chính sách và triển khai thực hiện, trong đó có công tác bảo đảm nguồn cung ứng thuốc để đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu của phòng bệnh, chữa bệnh của người dân; bao gồm cả nhu cầu sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh và ngoài thị trường.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, sau hơn 07 năm triển khai thi hành Luật Dược năm 2016, ngành dược đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

tải xuống

Hình minh họa

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện hành, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết.

Quan điểm xây dựng dự án Luật là tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực dược; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh dược; tiếp cận tối đa các thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ ngay để bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, giá hợp lý cho nhân dân; đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị.

Xuất phát từ quan điểm nêu trên, dự án Luật đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược.

Cụ thể, xác định rõ ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư đặc biệt theo quy định của pháp luật đối với các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất nguyên liệu dược chất, thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, vắc xin, sinh phẩm, thuốc hiếm, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia; hoạt động nghiên cứu khoa học về phát triển công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; hoạt động nghiên cứu, sản xuất thuốc mới từ nguồn dược liệu đặc hữu trong nước; hoạt động bảo tồn nguồn gen dược liệu quý hiếm đặc hữu trong nước, hoạt động nghiên cứu tạo giống mới từ nguồn gen dược liệu trong nước và di thực, có giá trị kinh tế cao.

Đồng thời dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Theo đó, phân cấp thẩm quyền thu hồi thuốc cho Sở Y tế trong trường hợp thu hồi bắt buộc đối với thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức độ 2 hoặc ở mức độ 3 được phát hiện trên địa bàn; bổ sung thời gian cơ quan quản lý trả lời về đề xuất thu hồi tự nguyện của cơ sở; sửa đổi, bổ sung một số quy định về áp dụng bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc…

Bên cạnh đó, dự Luật đã bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số quy định về thông tin, quảng cáo thuốc như bỏ nội dung quy định hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và xác nhận nội dung thông tin thuốc và yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo thuốc; bổ sung đối tượng được thông tin thuốc là người hành nghề dược; sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết cách ghi, trình bày, yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thuốc; các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc; yêu cầu và trách nhiệm đối với các đối tượng thực hiện, tham gia quảng cáo thuốc.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

sự kiện🞄Thứ năm, 26/09/2024, 08:12

(CL&CS) - Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 40 điều về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám chữa bệnh BHYT, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật.

Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới

Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới

sự kiện🞄Thứ ba, 24/09/2024, 16:39

(CL&CS) - Các chuyên gia quốc tế đã đồng loạt cảnh báo về “đại dịch” thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng…), đồng thời nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng định hình một chiến lược đối phó toàn diện càng sớm càng tốt.

Phòng chống tác hại của thuốc lá mới: Nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng

Phòng chống tác hại của thuốc lá mới: Nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng

sự kiện🞄Thứ ba, 24/09/2024, 15:41

(CL&CS) - Ngày 24/9/2024, Trường Đại học Y tế công cộng đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phòng chống tác hại của thuốc lá mới: Bằng chứng khoa học và kinh nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam”.