Thứ tư, 26/02/2014, 11:25 AM

Sản phẩm giấy đựng thực phẩm kém chất lượng: Nhắm mắt cho qua

Xuất hiện gần 10 năm trở lại đây, những chiếc cốc, bát, đĩa giấy, màng bọc thực phẩm thể hiện rõ sự tiện lợi, tiết kiệm công sức, thời gian cho người sử dụng. Tuy nhiên, mặt trái của những sản phẩm nhanh, rẻ, tiện lợi này lại ít người chú ý đến.

Sản phẩm cốc, bát, đĩa giấy trên thị trường thường không rõ nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

Ham rẻ?

Tiện dụng trong những chuyến đi xa, có thể bỏ đi ngay sau khi sử dụng nên những chiếc cốc, bát, đĩa giấy, màng bọc thực phẩm nhanh chóng được người dân chấp nhận và sản phẩm nhanh chóng đi vào từng quán ăn nhanh hay mỗi tủ bếp của các bà nội trợ.

Trên thị trường những sản phẩm làm từ giấy này được bày bán phổ biến với giá cả khá rẻ tại các chợ, siêu thị với kiểu dáng, màu sắc đa dạng. Chỉ với gần 20.000 đồng, người mua đã có thể sở hữu một “lốc” 15 chiếc bát hay đĩa tại các siêu thị, còn tại các cửa hàng tạp hóa tại chợ thì số tiền người tiêu dùng bỏ ra chỉ dao động từ 12.000-13.000 đồng.

Khảo sát tại chợ Xanh Kim Liên, chợ Đồng Xuân các sản phẩm cốc, bát, đĩa giấy được bán khá phổ biến tại các cửa hàng bán đồ khô. Sau khi tôi hỏi mua một túi cốc giấy tại cửa hàng để về dùng, chủ tiệm này tiếp tục chào hàng: “Cốc rởm mua ở chỗ khác dùng một lúc là bị thấm nước hoặc bị mủn ra nhưng chỗ tôi bán loại hàng chất lượng cao nên không bị thế bao giờ, nếu mua số lượng lớn và thường xuyên sẽ để cho giá ưu đãi”.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, những chiếc cốc giấy được chủ quán giới thiệu là “chất lượng cao” này đều không tìm thấy nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng của sản phẩm. Điểm duy nhất để bảo vệ những chiếc cốc giúp người dân tin tưởng khi mua và sử dụng chỉ chỉ là lớp ni-lông cũ bọc bên ngoài để tiện giao dịch và tránh bụi bẩn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các loại sản phẩm cốc giấy đạt tiêu chuẩn hiện nay bán trên thị trường, đối với loại cốc nóng đều được phủ một lớp nhựa để giữ ấm, chống thấm ở bề mặt bên ngoài và được pha trộn một số chất phụ gia với tỉ lệ nhất định để tránh lớp giấy, keo dán biến chất, chảy ra ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, đối với loại cốc lạnh thường được phủ một lớp sáp phía bề mặt bên trong sản phẩm để giữ cho cốc khỏi bị thấm, mủn khi gặp nước.

Cẩn trọng với hàng kém chất lượng

Tại một hội thảo với chủ đề: “Nguyên liệu sạch trong sản xuất thực phẩm với sức khỏe người tiêu dùng”, các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đã khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng khi sử dụng những sản phẩm cốc, bát, đĩa giấy không rõ nguồn gốc.

Theo các chuyên gia, các sản phẩm này đều được trộn lẫn các chất phụ gia chống thấm thấm để ngăn được lượng nước từ thực phẩm thấm ra ngoài như melamin, phenol… Tuy nhiên, nhiệt độ an toàn khi sử dụng chỉ từ 50-70 độ C, nếu người sử dụng đổ nước sôi (100 độ C) vào các loại cốc, bát, đĩa nhựa rất dễ làm lớp nhựa tráng bên trong sản phẩm hoặc lớp keo chảy ra thấm vào đồ ăn, đi vào cơ thể con người. Điều này rất dễ khiến cơ thể phải chịu một lượng hóa chất không nhỏ có hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, người sử dụng chỉ nên sử dụng các loại cốc, bát, đĩa nhựa khi cần thiết. Hiện nay có tình trạng nhiều xưởng sản xuất nhỏ lẻ sử dụng những loại giấy kém chất lượng rồi sử dụng hóa chất để tẩy trắng rồi đem bán trên thị trường.

Những sản phẩm này thường rẻ hơn nhưng rất độc hại cho cơ thể con người, do vậy người tiêu dùng thông minh nên chọn những sản phẩm có tem, nhãn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và nên mua những sản phẩm này tại những cửa hàng uy tín. Đồng thời không nên ham rẻ, tái sử dụng những sản phẩm vốn chỉ được sản xuất để dùng 1 lần này, bởi khi đã qua một lần sử dụng những chất liệu bảo vệ ban đầu như lớp nhựa tráng, keo dán hay lớp sáp không còn tốt, mất an toàn đối với người dùng.

Thời gian gần đây trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại màng bọc thực phẩm kém chất lượng, nhiều xưởng sản xuất đã sử dụng chất hóa dẻo CD (Catdimi) giúp nilon mềm, dẻo hơn. Chất độc này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ở người khi màng bọc thực phẩm bị tác động và chuyển hóa trong môi trường nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, màng bọc thực phẩm kém chất lượng còn có thể chứa chất hóa dẻo TOCP (Triorthocresyl photsphat), là loại hóa chất làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống.

Đánh giá về chất lượng các sản phẩm làm từ giấy hiện nay, theo bà Vũ Thị Bạch Nga – Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng-Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương): “Nhiều khi tôi hỏi các doanh nghiệp về có biết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thì đa phần họ đều lắc đầu và trả lời rằng làm doanh nghiệp chúng tôi luôn có tâm và ý thức mang những sản phẩm tốt nhất đến với người tiêu dùng”.

Theo Báo Hải quan

{jcomments on}

Bình luận

Nổi bật

Phú Yên: Ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống

Phú Yên: Ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Mục tiêu chính của dự án là ứng dụng thành công tiến bộ KH&CN, xây dựng được mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống, ương nuôi cua nguyên liệu đến sản xuất cua lột thương phẩm để phục vụ xuất khẩu tại Phú Yên.

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

(CL&CS)- Hội nghị toàn thể Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc họp từ 7 đến 22/12/2023 đã chấp nhận xem 20 tháng 5 là Ngày Đo lường Thế giới.

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:44

(CL&CS) - Mới đây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Đồng Nai năm 2024.