Thứ sáu, 11/05/2018, 09:02 AM

Quảng Nam: Gian nan giữ nghề dệt lụa

(NTD) - Nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa gắn với đời sống của người dân Quảng Nam hàng trăm năm qua. Nhưng hiện tại phải làm gì để lụa truyền thống đặc trưng xứ Quảng tiếp tục được lưu hành và vinh danh khắp đó đây như một thời vang bóng?

Giải thể HTX lớn nhất nghề lụa

Huyện Duy Xuyên từng được xem là “thủ phủ tơ lụa”. Vào thời kỳ hoàn kim, huyện có đến hơn 2.000 ha đất trồng dâu nuôi tằm, sản lượng kén hàng năm đạt từ 1.300 - 1.500 tấn. Nhưng qua bao thăng trầm, lụa Mã Châu dần mai một. Bây giờ, về làng lụa, những biền dâu xanh mướt đã nhường chỗ cho các loại cây trồng khác. Những làng nghề nổi tiếng một thời nay chỉ còn lưa thưa tiếng khung cửi. HTX lớn nhất về lụa đã chính thức giải thể từ năm 2017 do không đủ số lượng xã viên theo Luật HTX.

DSCN3429Những thửa ruộng trồng dâu xanh ngát của người dân ở ven sông (ảnh Hoàng Tân)

Để giữ nghề cha ông truyền lại, ông Mai Hữu Phương, truyền nhân đời thứ 18 của làng nghề tiếp tục gầy dựng lụa với việc thành lập Công ty TNHH Dệt Mã Châu. Theo ông Phương, nghề dệt lụa truyền thống hiện tại khó tồn tại và phát triển thịnh vượng là do phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức, từ trồng dâu nuôi tằm, ươm kén, canh sợi, nhuộm màu, tẩy cán…99% các công đoạn trong dệt lụa tơ tằm ở làng Mã Châu hiện đã được cải tiến nhưng vẫn chỉ là sử dụng động cơ thay cho công sức con người, tiết kiệm thời gian chứ chưa áp dụng công nghệ tiên tiến. Do vậy, lụa Mã Châu vẫn không thể cạnh tranh nổi với dệt công nghiệp sử dụng máy móc hiện đại.

Không chỉ làng dệt Mã Châu mà cả xứ lụa Hà Đông, Bảo Lộc cũng buộc chạy theo thị trường. Sự xuất hiện tràn lan sản phẩm lụa của Trung Quốc pha trộn sợi cotton có giá thành rẻ…cũng là tác nhân “giết chết” sản phẩm truyền thống. “Để sống được, cơ sở của tôi vừa sản xuất lụa công nghiệp, vừa duy trì dòng lụa truyền thống cao cấp nhằm bảo tồn những cái gì gọi là tinh túy của cha ông để lại. Phần lớn dòng lụa cao cấp này xuất khẩu cầm chừng sang các nước, sức tiêu thụ nội địa rất yếu” - ông Phương cho hay.

Ông Phương nói: “chúng tôi đang phối hợp với Sở Khoa học công nghệ tiến hành đề tài nhuộm màu tự nhiên cho lụa tơ tằm với một số màu chủ lực truyền thống. Đây cũng là cơ hội để nghiên cứu, nâng cao tay nghề từ sự giúp sức của các nhà khoa học, nhà quản lý”.

anh 2
Nghề ươm tơ dệt lụa Mã Châu - Quảng Nam một thời vang bóng có nguy cơ mai một (ảnh Hoàng Tân)

Ông Phương lo ngại: sản xuất hiện nay chủ yếu theo đơn đặt hàng của nước ngoài, song chỉ mới xuất khẩu qua trung gian, qua môi giới của các công ty du lịch, lữ hành nên lợi nhuận giảm. Nguy cơ mất thương hiệu lụa Mã Châu truyền thống rất lớn, bởi nhiều cửa hiệu thuận tình kinh doanh lụa Mã Châu 100% sợi tơ tằm nhưng không sử dụng thương hiệu “lụa Mã Châu” mà tự ý để tên của thương hiệu mình trên vải và bán lẫn với lụa thường Trung Quốc. Nhiều đại lý vải đánh lừa người tiêu dùng bằng tráo thương hiệu hoặc pha trộn giữa lụa tơ tằm 100% với lụa pha sợi cotton có giá thành thấp, cố tình thật - giả lẫn lộn…

Bàn cách bảo tồn lụa truyền thống!

Để vực dậy nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, tỉnh Quảng Nam đã ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, phát triển làng nghề gắn với du lịch để giải quyết đầu ra sản phẩm. Địa phương cũng đang tính đến việc tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa ở các vùng bãi bồi ven sông để tạo ra vùng chuyên canh dâu rộng lớn.

DSCN3428
Điều kiện thổ nhưỡng ở Quảng Nam phù hợp với trồng dâu (ảnh Hoàng Tân)

 Theo báo cáo khảo sát, điều kiện đất rất phù hợp cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Cơ sở hạ tầng đã thuận lợi hơn và người dân hiện đang trồng các loại cây màu rất hiệu quả. Hệ thống điện cũng được kéo ra tận đồng để đảm bảo cho việc tưới tiêu. Quỹ đất toàn bộ ven sông Thu Bồn – Vu Gia tính từ huyện Nông Sơn trở xuống hai bên bờ sông đều phì nhiêu, phù hợp cho vấn đề chuyên canh trồng dâu gắn với nuôi tằm.

Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, ngoài nguồn đất thổ nhưỡng thuận lợi, người dân cần phải biết cách hợp tác để nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại hiệu quả cao nhất. “Một là đất công ích do nhà nước quản lý có thể giao cho doanh nghiệp để họ chủ động phát triển vùng nguyên liệu; Hai là liên kết giữa các hợp tác xã và các hộ nông dân với doanh nghiệp để tổ chức vùng trồng dâu, giải quyết giá thu mua ổn định… để người dân từng bước chuyển đổi đất màu sang trồng dâu”.

Theo ông Mai Hữu Phương, giám đốc Công ty TNHH Dệt Mã Châu, vấn đề quan trọng nhất là đầu ra. Một số doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả, có quan hệ quốc tế rất tốt để tạo thị trường, có hợp đồng liên kết với Hiệp hội tơ lụa thế giới, tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu về tơ lụa phục vụ cho chế biến sâu. Tuy nhiên do máy móc còn lạc hậu, không thể sản xuất thành chuỗi để cho ra nhiều thành phẩm trong thời gian ngắn. Điều này khiến khách hàng e ngại, nên nhiều đơn hàng cũng đã bị mất dần…”

lua
Gìn giữ nghề truyền thống bằng tái hiện hình ảnh trồng dâu nuôi tằm tại Làng lụa Hội An (ảnh Minh Hằng)

Ông Lê Thái Vũ – Chủ tịch HĐQT Công ty CP tơ lụa Quảng Nam cho rằng, bây giờ muốn phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm phải làm ngược lại, có nghĩa là mình tìm kiếm đầu ra trước, sau đó mới quay lại sản xuất; nghĩa là tiến hành trồng dâu nuôi tằm. Hiện doanh nghiệp của ông Vũ đã tổ chức thí điểm cho một số hộ nông dân ở Điện Bàn trồng dâu, bao tiêu toàn bộ sản phẩm, kể cả vấn đề trứng giống.

Hiện tại, tỉnh Quảng Nam dành 3.000ha nghiên cứu vùng trồng dâu nhưng sẽ chọn một vài nơi tiêu biểu cho từng vùng để tổ chức thành từng cụm từ 10-20ha. Sau khi tổ chức ổn định thì sẽ mở rộng diện tích trồng dâu. Dự kiến trong năm nay sẽ tiến hành trồng thử nghiệm.

Hoàng Tân - Minh Hằng

 

Bình luận

Nổi bật

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Vừa qua, Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng (đơn vị trực thuộc Sở KHCN) đã ghi dấu ấn 20 năm khẳng định là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển KHCN và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Những nghiên cứu khoa học, công nghệ trên nhiều lĩnh vực đã được ứng dụng hiệu quả, góp phần hiện thực hóa khát vọng Quảng Nam trong thời kỳ mới.

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

(CL&CS) - Đây là một trong những hoạt động của Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng Thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026” đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, và là hoạt động ý nghĩa của Phụ nữ Thủ đô hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.