Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 27/02/2024, 16:30 PM

Phong tỏa khẩn hiện trường lão nông đụng trúng ‘kho báu’ toàn vàng miếng hàng trăm năm, chuyên gia vào cuộc phát hiện thêm mộ cổ chứa nghi vấn

Người nông dân ngỡ ngàng trước kho báu hàng trăm năm tuổi dần lộ diện sau lớp đất đá.

Mùa đông năm 1956, một người nông dân sống tại Trương Gia Đô, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã nhân thời gian rảnh rỗi xây dựng một cái chuồng lợn. Ông thường mang theo xẻng và cuốc lên núi để lấy đá về. Trên đỉnh núi, ông đã phát hiện một đống đá kỳ lạ, điều đặc biệt là hoa văn trên những tảng đá này rất đẹp. 

Tuy nhiên, ông không mấy quan tâm đến điều đó và vẫn cầm cuốc đập nhỏ đá để mang về nhà. Bất ngờ, một tiếng "keng" vọng lên, từ trong đống bùn đất bắt đầu lộ ra một miếng vàng sáng bóng. Ông nhanh chóng đào lên và lau sạch bụi bẩn trên mặt miếng vàng. Hóa ra, đó là một món trang sức được làm từ vàng.

Người nông dân đã tìm thấy hơn mười miếng vàng và những món trang sức khác được làm từ ngọc

Người nông dân đã tìm thấy hơn mười miếng vàng và những món trang sức khác được làm từ ngọc

Ông rất vui sướng khi phát hiện ra nó. Ông nghĩ rằng có thể còn nhiều vật có giá trị khác nằm dưới đất, vì vậy ông quyết định tiếp tục đào. Không lâu sau đó, ông đã tìm thấy hơn mười miếng vàng và những món trang sức khác được làm từ ngọc. Tin tức về điều này nhanh chóng lan truyền, khiến mọi người trong làng đổ xô lên núi để tìm kiếm "kho báu".

Sau khi người dân trong làng đổ xô lên sườn núi tìm “kho báu” thì phát hiện ra ở bên dưới, cạnh đó có một ngôi mộ cổ. Nơi mà mọi người đào ra vàng bạc, đá quý chính là một phần của ngôi mộ. Ngôi mộ này thực chất không to, ngoài chứa hai quan tài đã mục nát, ngoài ra còn có một số lượng lớn những đồ vật được làm bằng vàng.

Sau khi người dân trong làng đổ xô lên sườn núi tìm “kho báu” thì phát hiện ra ở bên dưới, cạnh đó có một ngôi mộ cổ

Sau khi người dân trong làng đổ xô lên sườn núi tìm “kho báu” thì phát hiện ra ở bên dưới, cạnh đó có một ngôi mộ cổ

Ngày ngày hôm sau, tin tức về một ngôi mộ cổ tại làng Trương Gia Đô đã lan truyền khắp huyện. Cục Di tích Văn hóa nghe tin này và ngay lập tức gửi một đội khảo cổ học đến phong tỏa hiện trường và kiểm tra. Sau khi tiến hành đánh giá, các nhà khảo cổ đã xác định rằng đây là một ngôi mộ của một quan chức giàu có trong thời kỳ nhà Minh.

Sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ học xác định ngôi mộ này chính là của Vương Thế Kỳ. Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, vẫn còn nhiều vấn đề khiến các chuyên gia đau đầu. Theo ghi chép lịch sử, Vương Thế Kỳ là một quan chức nổi tiếng chính trực thời nhà Minh. Thậm chí sau khi chết, ông không có tiền để mua quan tài nên chỉ được chôn vào một tấm thảm rơm.

Sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ học xác định ngôi mộ này chính là của Vương Thế Kỳ - một quan chức thời Minh

Sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ học xác định ngôi mộ này chính là của Vương Thế Kỳ - một quan chức thời Minh

Nhưng theo thông tin thực tế thu thập được, ngôi mộ này chứa rất nhiều vàng bạc quý giá. Để làm sáng tỏ sự việc này, các chuyên giá đã nghiên cứu, tìm tòi rất nhiều tài liệu lịch sử. Cuối cùng đã phát hiện ra nguyên nhân đằng sau. 

Sau khi Vương Thế Kỳ qua đời, vài năm sau, vua Thiên Khai lên ngôi, ông biết đến những đóng góp vĩ đại của Vương Thế Kỳ và nhận thấy ông là một vị quan chính trực. Vua quyết định trùng tu ngôi mộ của Vương Thế Kỳ vì ông không được chôn cất cẩn thận khi qua đời. Ngôi mộ của ông được xây lớn hơn, với một tảng đá lớn trước cổng viết: "Món quà của ông trời ban tặng", các hiện vật quý giá cũng có nguồn gốc từ đây. 

Để thu hồi hiện vật giá trị, các nhân viên đã đến gõ cửa từng nhà

Để thu hồi hiện vật giá trị, các nhân viên đã đến gõ cửa từng nhà

Để thu hồi hiện vật giá trị, các nhân viên đã đến gõ cửa từng nhà. May mắn thay, các quy định từ những năm 50 vẫn đơn giản, hầu hết mọi người đều trả lại cho cơ quan chính phủ. Sau khi thu hồi, các nhà khảo cổ đã thu thập được 107 món quý giá, bao gồm vàng, bạc, và ngọc.

Hiện nay, các di vật đã được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Chiết Giang

Hiện nay, các di vật đã được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Chiết Giang

Năm 1995, sau khi được cơ quan Di sản Văn hóa nhà nước xác nhận, 107 hiện vật đã được công nhận là di vật quốc gia. Trong số đó, có 22 món được xếp hạng là di vật cấp quốc gia, bao gồm vương miện, vòng vàng và các món quý giá khác. Hiện nay, chúng đã được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Chiết Giang.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Danh nhân được lấy tên đặt cho nhiều tuyến đường nhất TP HCM với 5 đường ở 5 quận khác nhau

Danh nhân được lấy tên đặt cho nhiều tuyến đường nhất TP HCM với 5 đường ở 5 quận khác nhau

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 00:06

Chưa kể, những tên của những vị danh nhân này còn được sử dụng phổ biến cho nhiều tên đường trên khắp cả nước.

Về thăm cây nhãn tiến vua hơn 300 tuổi ở thủ phủ nhãn lồng, được công nhận là cây nhãn tổ đầu tiên tại Việt Nam

Về thăm cây nhãn tiến vua hơn 300 tuổi ở thủ phủ nhãn lồng, được công nhận là cây nhãn tổ đầu tiên tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 00:06

Khi được thưởng thức quả từ gốc nhãn cổ này, nhà bác học Lê Quý Đôn đã miêu tả: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.

Thời tiết cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 40 độ C

Thời tiết cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 40 độ C

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 22:35

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, hầu hết tỉnh thành sẽ nắng nóng gay gắt.