Phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
(CL&CS) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2024.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các sản phẩm hóa dược là thành phần nền tảng của cả dược phẩm cổ truyền lẫn hiện đại. Công nghiệp Hóa dược bao gồm việc xác định, tổng hợp và phát triển các hóa chất mới phù hợp cho mục đích trị liệu (thuốc mới), sản xuất những loại thuốc sẵn có, nghiên cứu nâng cao chất lượng các sản phẩm thuốc sẵn có.
Công nghiệp hóa dược là ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tới các ngành kinh tế khác
Ngoài sản phẩm thuốc, công nghiệp hóa dược còn sản xuất nguyên liệu hóa dược dùng trong thực phẩm chức năng và mỹ phẩm (dược mỹ phẩm). Công nghiệp hóa dược là ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tới các ngành kinh tế khác như công nghiệp dược, lọc hóa dầu, hóa chất cơ bản, cơ khí chế tạo và tự động hóa, nông nghiệp.
Hiện nay, theo phân loại của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), công nghiệp dược của Việt Nam được xếp loại ở mức 3/5, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”, theo phân loại của WHO thì công nghiệp dược Việt Nam mới ở gần mức độ 3/4, tức là “có công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic và xuất khẩu được một số dược phẩm”.
Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đánh giá, ngành công nghiệp dược Việt Nam trong những năm vừa qua đã có bước tăng trưởng khá tốt về sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp dược ở trong nước đã đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó một số đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc Japan-GMP. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp dược trong nước đều sản xuất các loại thuốc thông thường, phổ biến trên thị trường như một số loại kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, v.v. trong khi các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị có yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại chưa sản xuất được.
Dự thảo Chương trình xác định quan điểm:
(i) Phát triển công nghiệp hóa dược phải gắn liền với quy hoạch phát triển nguồn dược liệu, phát triển công nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm; nâng cao năng lực tự chủ về nguyên liệu thuốc, góp phần đảm bảo an ninh thuốc quốc gia.
(ii) Phát triển công nghiệp hóa dược thành ngành công nghiệp công nghệ cao trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của nguồn dược liệu Việt Nam, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh quốc gia.
(iii) Thu hút đầu tư bằng các giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường hợp tác công tư nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các Hiệp định, thỏa thuận thương mại mà Việt Nam là thành viên hoặc đã tham gia ký kết.
(iv) Tập trung phát triển nguyên liệu hóa dược dùng để sản xuất một số loại sản phẩm thiết yếu như thuốc chuyên khoa, đặc trị; thuốc generic gần hết bản quyền, thuốc phát minh; thuốc từ dược liệu, tá dược, vitamin…
(v) Đẩy mạnh sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa 4 nhà: Doanh nghiệp, nông dân, khoa học, quản lý nhằm hình thành chuỗi giá trị về thuốc và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe khác.
Dự thảo Chương trình đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hóa dược, nâng dần tỷ lệ sản xuất và sử dụng nguyên liệu làm thuốc trong nước và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước và Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cụ thể, đến năm 2030, phấn đấu đạt 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc; đáp ứng 50% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm trong nước. Đến năm 2045, công nghiệp hóa dược của Việt Nam trở thành ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, có sức cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị ngành dược phẩm toàn cầu.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển thị trường thế giới về dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm và nguyên liệu hóa dược; thực trạng, thuận lợi và khó khăn, thách thức của ngành công nghiệp hóa dược trong nước; căn cứ chủ trương của Đảng và Nhà nước; Chương trình đề xuất một số nhiệm vụ nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa dược trong giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045, bao gồm:
1. Thúc đẩy sản xuất các sản phẩm tổng hợp hóa dược, tổng hợp sinh dược trong nước: Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia hàng đầu thế giới đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm hóa dược đạt chuẩn GMP để phát triển ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam. Hình thành các khu công nghiệp dược phẩm, hóa dược, sinh dược tập trung;
2. Phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm hóa dược chiết xuất, tinh chế từ nguồn dược liệu có lợi thế trong nước dùng để bào chế thuốc, sản xuất thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm và dùng để xuất khẩu: Đầu tư phát triển vùng dược liệu có lợi thế; Đẩy mạnh công tác ngiên cứu khoa học và phát triển; Đầu tư các nhà máy chiết xuất, tinh chế đạt chuẩn GMP, nhất là EU-GMP.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra các nhóm giải pháp tập trung vào: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh; Quy hoạch; Tài chính và hỗ trợ đầu tư; Khoa học và công nghệ; Đào tạo nhân lực; Hợp tác quốc tế; Xúc tiến thương mại, thông tin và truyền thông.
Bộ Công Thương đã gửi xin ý kiến góp ý Dự thảo Chương trình hóa dược tới các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược và hóa dược qua đường văn thư và trên Website của Bộ Công Thương. Đến nay, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của 53 Bộ, ngành, tỉnh, thành phố, Bộ Công Thương đang tổng hợp, chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo Hồ sơ Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2024.
Cát Tường
- ▪Gia Lai duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015
- ▪Công cụ chuyển đổi nhanh hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng
- ▪Đình chỉ lưu hành kem thoa mặt IQ Vitamin E Whitening Melasma do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
- ▪Quảng Bình: Bảo đảm số lượng, chất lượng cây giống phục vụ trồng rừng, nâng cao năng suất
Bình luận
Nổi bật
Bộ Y tế đề nghị áp thuế 40% với nước giải khát có đường
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 11:40
(CL&CS) - Thông tin tại Tọa đàm về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt tổ chức ngày 15/11, Bộ Y tế cho biết trong những năm gần đây, việc tiêu thụ nước giải khát có đường tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng.
Hơn 1 triệu người dân được tư vấn, khám bệnh miễn phí
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 08:10
(CL&CS)- Đó là kết quả mà ‘Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và chương trình Careme 2024’ đã đạt được.
Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS) - Vừa qua, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.