Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 27/12/2023, 16:00 PM

Phát hiện cây khổng lồ 102m phá kỷ lục cao nhất châu Á: Bằng cả tòa cao ốc, mọc ở hẻm núi sâu nhất thế giới

Một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một thân cây có kích thước khổng lồ tại khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Yarlung Zangbo Grand Canyon.

Kỷ lục về cây cao nhất tại châu Á đã bị phá vỡ khi nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Bắc Kinh, trung tâm bảo tồn Xizijiang phối hợp với trung tâm bảo tồn Shan Shui tìm thấy một cây bách khổng lồ cao tới 102,3m và đường kính gốc là 2,9m. Với kích thước này, cây có thể cao ngang với một tòa cao ốc 34 tầng và cao hơn nhiều so với tượng Nữ thần Tự do (93m).

Cây bách đại thụ sống tại hẻm núi Yarlung Zangbo thuộc khu tự trị Tây Tạng, phía Tây Nam của Trung Quốc. Đây cũng là hẻm núi sâu nhất thế giới với độ sâu tối đa đạt hơn 6.000m.

Cận cảnh cây bách có chiều cao khủng tại Trung Quốc

Cận cảnh cây bách có chiều cao khủng tại Trung Quốc

Hành trình tìm kiếm thân cây khổng lồ này được tiến hành vào hồi tháng 5. Các chuyên gia đã sử dụng máy bay không người lái kết hợp cảm biến nhằm xác định và khoanh vùng khu vực có cụm cây bách đang sinh trưởng và phát triển. Ngay sau đó, họ không chỉ xác định sự tồn tại của cây khổng lồ mà còn tìm thấy thêm 25 cây cao tới hơn 90m và hàng loạt các cây đạt độ cao khoảng 85m.

Tuy chưa rõ cây bách thuộc loài nào, các nhà nghiên cứu suy đoán đó có thể là loài bách Himalaya (Cupressus torulosa) hoặc bách Tây Tạng (Cupressus gigantea). Theo chia sẻ từ Giáo sư Guo Qinghua - Viện cảm biến từ xa thuộc Đại học Bắc Kinh, cây bách này rất thú vị bởi hệ rễ của nó không hoàn toàn vùi dưới lòng đất. Cây cũng có hệ thống cành nhánh phức tạp, cung cấp môi trường và vi khí hậu lý tưởng cho một số thực vật và động vật nguy cấp.

Cây khổng lồ được tìm thấy tại khu vực núi sâu hiểm trở

Cây khổng lồ được tìm thấy tại khu vực núi sâu hiểm trở

Được biết, khu tự trị Tây Tạng - nơi tìm thấy thân cây bách khổng lồ có hệ sinh thái độc đáo, chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ quá trình phát triển và biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, khu vực ở địa khu Lâm Chi gần đây là trọng tâm của nỗ lực bảo tồn nhằm bảo vệ hệ động thực vật. Nhóm nghiên cứu ở Đại học Bắc Kinh ghi chép những cây cao trong vùng nhằm hiểu rõ hơn đa dạng môi trường và giúp đỡ hoạt động bảo vệ hệ sinh thái.

Trước đó, kỷ lục về cây cao nhất Trung Quốc cũng từng được xác lập vào tháng 5/2022 khi các nhà nghiên cứu tìm thấy một cây linh sam cao 83,4m cũng thuộc cùng tự trị Tây Tạng. Phát hiện mới này không chỉ “viết lại” kỷ lục của Trung Quốc mà của cả toàn châu Á về cây có kích thước cao nhất.

Như vậy, cây bách tại Trung Quốc trở thành thân cây có độ cao thứ 2 thế giới, đứng sau cây tùng gỗ đỏ ven biển (Sequoia sempervirens) cao 116m trong vườn quốc gia tùng gỗ đỏ ở California. Cây tùng này ước tính 600 – 800 năm tuổi và có biệt danh Hyperion đặt theo tên người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp, được phát hiện vào năm 2006.​

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

60 tuổi bỏ việc để về chăm cháu, tôi bật khóc nức nở vì bị chính con gái ruột mắng mỏ và coi như người giúp việc

60 tuổi bỏ việc để về chăm cháu, tôi bật khóc nức nở vì bị chính con gái ruột mắng mỏ và coi như người giúp việc

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 17:04

Hiện nay, nhiều người lớn tuổi giúp con cái chăm sóc cháu đều không có cuộc sống thoải mái, đôi khi còn cảm thấy rất oan ức.

Người sinh năm 1999, 1984 và 1964 cần mang căn cước công dân đến cơ quan công an từ 1/7/2024 để tránh bị phạt

Người sinh năm 1999, 1984 và 1964 cần mang căn cước công dân đến cơ quan công an từ 1/7/2024 để tránh bị phạt

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 16:38

Công dân cần tuân thủ quy định của pháp luật về việc sử dụng hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân. Nếu vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn - 500 nghìn đồng.

Phát hiện thác nước được ví như 'nàng công chúa ngủ trong rừng' cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 150km

Phát hiện thác nước được ví như 'nàng công chúa ngủ trong rừng' cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 150km

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 16:28

Thác nước này thu hút đông đảo du khách đến khám phá bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của nó.