Thứ năm, 23/02/2017, 15:46 PM

Ô nhiễm trầm trọng ở Hà Nội, TP.HCM: Bao giờ bỏ áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2?

(NTD) - Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới (tiêu chuẩn Euro 4 trở lên) thì Việt Nam vẫn đang sử dụng một cách đại trà tiêu chuẩn Euro 2. Tiêu chuẩn lạc hậu này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội.

Euro 2 đã quá lạc hậu

Euro bao gồm những định mức về nồng độ của các loại khí sinh ra trong quá trình xe hoạt động như: Nitrogen oxide (NOx), hydrocarbons (HC), carbon monoxide (CO) and particulate matter (PM) được các nước thành viên EU thông qua và áp dụng. Các định mức khí thải này cũng khác nhau khi áp dụng cho các loại xe khác nhau (xe tải, xe hơi, xe hơi chạy xăng cũng khác xe hơi chạy dầu). Hiện tại có nhiều tiêu chuẩn đang được áp dụng như: Euro 1, Euro 2, Euro 3, Euro 4, Euro 5...

TÔ (3)
Khí thải ô tô, xe máy đang là yếu tố nguy hại lớn nhất đối với môi trường (Ảnh: Võ Nguyễn)

Trong bối cảnh, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới (tiêu chuẩn Euro 4 trở lên) thì Việt Nam vẫn đang sử dụng một cách đại trà tiêu chuẩn Euro 2. Hầu hết các loại ô tô, xe tải và xe máy tại Việt Nam dù nhập khẩu hay sản xuất trong nước điều sử dụng tiêu chuẩn Euro 2 (mức 2).

Rõ ràng, chúng ta đã quá lạc hậu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một thống kê mới đây cho thấy: Ấn Độ đã áp tiêu chuẩn Euro 3 trên toàn quốc và Euro 4 đối với các thành phố lớn từ năm 2010; Thái Lan áp tiêu chuẩn Euro 4 từ năm 2012; năm 2014 Singapore cũng đã áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 đối với động cơ xăng và Euro 5 với động cơ Diezen; Philippines cũng đã áp dụng Euro 4 từ năm 2016. Đáng chú ý, cả 2 nước láng giềng Lào và Campuchia cũng đã đưa vào áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 trong năm 2017.

IMG_20170223_122500
Hiểu được sự nguy hại từ khí thải động cơ tiêu chuẩn Euro 2 lạc hậu, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn mới dành cho các loại phương tiện (Ảnh: Võ Nguyễn)

Các chuyên gia môi trường cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: Chính khí thải động cơ ô tô, xe máy ở mức quá thấp (mức 2 - PV) đang hủy hoại môi trường Việt Nam. TP.HCM là điểm nóng nhất, bởi lưu lượng xe cộ quá đông và tình trạng kẹt xe, tắc đường xảy ra liên miên không kể giờ cao điểm hay bình thường. Người dân thành phố đang hằng ngày đối mặt với một lượng khí thải khủng khiếp và nguy cơ độc hại cao. Chúng ta cần thay đổi để đảm bảo sự trong sạch của môi trường và cũng là đảm bảo chính chất lượng sống người dân.

Lộ trình có sẵn, bao giờ áp dụng?

Hiện tại, đa số các loại xe ở TP.HCM, Hà Nội sử dụng động cơ tiêu chuẩn Euro 2. Hãy thử tưởng tượng mỗi năm chúng ta lại tăng thêm gần 200 ngàn xe sử dụng động cơ tiêu chuẩn Euro 2 thì trong vòng 5 năm nữa con số sẽ là 1 triệu xe (chưa tính xe có sẵn) thì lượng khí thải thải ra sẽ khủng khiếp đến như thế nào.

Chúng ta đang dần “chết ngợp” bởi chính những động cơ do bàn tay con người tạo nên. Nhưng, cần phải nhìn nhận rằng: Quyền tự quyết nằm trong tay những người làm công nghệ và quản lý, chúng ta có quyền thay đổi điều đó một cách rất nhanh chóng hoặc theo lộ trình định sẵn.

Chưa cần bàn đến thế giới, trong khi nhiều nước trong khu vực đã loại trừ các loại xe sử dụng động cơ tiêu chuẩn Euro 2 và vận hành tiêu chuẩn Euro 4 từ vài năm trở lại đây thì chúng ta vẫn đang “lò mò” tìm hướng đi. Chúng ta vẫn đang “loay hoay” với những thay đổi mang tính bước ngoặt, mà nếu không thay đổi chúng ta không những bị tụt lại phía sau mà còn “gồng gánh” nỗi ám ảnh khủng khiếp về ô nhiễm môi trường.

Trước nạn ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, từ tháng 9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Theo đó, các loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 từ ngày 1/1/2017 và Euro 5 từ ngày 1/1/2022.

IMG_20170223_122441
Khi người dân đang vui mừng đến thời điểm áp dụng tiêu chuẩn mới thì Bộ GTVT lại xin được gia hạn cái "lạc hậu" (Ảnh: Võ Nguyễn)

Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ đã được người dân đón nhận và chờ đợi trong suốt 5 năm qua với hy vọng cải thiện lượng khí thải từ động cơ xe, đảm bảo chất lượng môi trường sống tốt cho con em. Tuy nhiên, đến khi triển khai thì mới đây, ngày 5/1/2017, Bộ GTVT đã ra văn bản xin ý kiến các bộ ngành về việc sửa đổi quyết định 49/2011 của Thủ tướng, đề nghị lùi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 sang tận ngày 1/1/2022. Bỏ thời hạn áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 đối với ô tô lắp động cơ diesel (sẽ nghiên cứu ban hành vào thời điểm thích hợp). Như vậy, sau gần 2 tháng đầu năm 2017, chúng ta vẫn đang “ì ạch” chờ thông tin chính thức.

Anh Phan Phương Tùng (ngụ Q.10, TP.HCM) nói: “Chúng ta đã vạch sẵn một lộ trình để theo kịp tốc độ phát triển của các nước khác và quan trọng nhất là cải thiện điều kiện môi trường vốn đã thê thảm từ nhiều năm nay nhưng tại sao đến khi triển khai vẫn cứ thấy im lặng. Chúng ta đã chờ hơn 5 năm cho một sự thay đổi, giờ lại phải chờ nữa sao?”.

Cùng quan điểm với anh Tùng, anh Trọng Nhân (ngụ Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết: “Là một hướng dẫn viên du lịch, tôi đi nhiều nước và thấy các nước đó đã sử dụng Euro 5 từ lâu rồi. Không khí ở các thành phố lớn của họ rất thoáng dù xe cộ tấp nập không thua gì TP.HCM. Tôi đã chờ sự thay đổi của chúng ta để bắt kịp với các nước nhưng cứ đà này thì biết đến bao giờ?”.

Võ Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Giống như nhiều lĩnh vực khác, ngành chăm sóc sức khỏe đang ngày càng hướng tới việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS) - Chứng nhận ISO đem đến sản phẩm chất lượng cho người dùng, an toàn cho người lao động và cả môi trường sống của con người. Đối với doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO, nó mang lại nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.

Kết cấu thanh trong khung thép không chịu lực theo TCVN 13604:2023

Kết cấu thanh trong khung thép không chịu lực theo TCVN 13604:2023

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:06

(CL&CS) - Để đảm bảo công trình được bền vững, sử dụng an toàn thì trong quá trình thi công, lắp đặt các thanh trong khung thép không chịu lực nên đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13604:2023.