Thứ hai, 03/06/2019, 10:44 AM

Những mặt trái của trào lưu “du lịch u ám”

(NTD) - “Du lịch u ám” (dark tourism) được không ít người trên thế giới tìm đến với mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm cảm giác mạnh, giật gân, thậm chí là kích động. Tuy nhiên, trào lưu này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường.

Những trải nghiệm mới lạ

Du lịch u ám là những tour du lịch đầy giật gân, mạo hiểm để tìm hiểu về các thảm họa, bí ẩn, phong tục tại các điểm đến gắn liền với những lời đồn đại hoặc lịch sử kinh hoàng. Xu hướng này không còn xa lạ đối với những ai đam mê du lịch, khám phá, và đang phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Những du khách không chỉ mong muốn thấy được vẻ ngoài phát triển, hào nhoáng mà còn muốn được tìm hiểu sâu hơn về “khuôn mặt” khác của vùng đất mình đang đặt chân tới.

Theo thống kê từ The Common Wanderer, hơn 23 triệu người đã ghé thăm Đài tưởng niệm vụ khủng bố 11/9 (Mỹ) kể từ năm 2011. Trại tập trung Auschwitz (Đức) đã đón 1,53 triệu lượt du khách. Khu tưởng niệm Choeung Ek tại Campuchia có hơn 200.000 người đến tham quan và tưởng nhớ hàng năm. Những điểm đến nổi tiếng khác trên thế giới phải kể đến là bộ lạc ăn thịt người Aghori (Ả Rập), đền Taj Mahal (Ấn Độ), nhà tù Tuol Sleng (Campuchia) - nơi ghi dấu tội ác của Khmer Đỏ, bảo tàng Jack the Ripper (Anh), nhà máy hạt nhân Chernobyl (Ukraine) đã bị đóng cửa vì vụ thảm họa hạt nhân, thành phố Hiroshima (Nhật Bản)...

Việt Nam cũng là một trong những điểm đến khá nổi tiếng trên thế giới của loại hình du lịch này. Những địa danh gắn liền với lịch sử như địa đạo Củ Chi, địa đạo Vĩnh Mốc, nhà tù Hỏa Lò được rất nhiều du khách nước ngoài tham quan và trải nghiệm. Thôn Mỹ Lai (Quảng Ngãi) - nơi xảy ra cuộc thảm sát Mỹ Lai kinh hoàng, cũng là một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch hiếu kỳ.

mattrai
Khách sạn Polessye ở Pripyat bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân Chernobyl. (Ảnh: Daily Mail).
mattrai2
Du khách nước ngoài đến tham quan nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội. (Ảnh: Atlas Obscura).

Cần đặt ra giới hạn

Đi kèm với tốc độ phát triển nhanh là những tranh cãi xuất hiện ngày càng nhiều về “du lịch u ám”. Nhiều người tỏ ra bất bình khi chứng kiến hình ảnh nhiều khách du lịch thiếu tinh tế khi ghé thăm, chụp hình tươi cười tại những địa điểm tưởng nhớ hoặc gắn liền với những thảm họa kinh hoàng. Phóng viên Jason Feifer chia sẻ với The Guardian rằng anh đã thấy nhiều khách du lịch cười nói lớn tiếng, chụp hình “tự sướng” mỗi khi ghé thăm Ground Zero - nơi tưởng niệm những nạn nhân trong vụ tấn công tòa tháp đôi tại New York. Anh cảm thấy như họ chỉ tìm đến những nơi này vì sự tò mò, hiếu kỳ mà thiếu sự tôn trọng với những người đã khuất.

Để tạo thêm phần “hấp dẫn” cho tour của mình, nhiều công ty lữ hành còn cung cấp cho du khách những tour tham quan đến những địa điểm đang xảy ra chiến tranh, thảm họa. Một công ty của Nga đã tổ chức tour đến Đông Ukraine ngay trong lúc khu vực này đang xảy ra giao tranh và cho du khách tận mắt chứng kiến cảnh khói lửa chiến trận tàn khốc. Nhiều du khách còn gặp phải những tình huống nguy hiểm đến tính mạng khi tham gia những tour này. Vào năm 2016, một nhóm du khách đã vô tình rơi vào ổ phục kích của các tay súng Taliban khi đang tham gia tour mạo hiểm tại Afghanistan, khiến 5 người trong số họ bị thương.

Bên cạnh đó, nhiều công ty lữ hành lợi dụng xu hướng này để thương mại hóa và cung cấp những tour kém chất lượng và thiếu an toàn. Nhiều chuyên gia du lịch khuyến cáo rằng, khi đến thăm những điểm đến có độ nguy hiểm cao, du khách cần phải chủ động tìm kiếm những tour uy tín, nghiên cứu kỹ càng tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa của nơi đó, trang bị kỹ năng sinh tồn và đặc biệt là với tâm lý, thái độ nghiêm túc và tôn trọng.

mattrai1
Trại tập trung Auschwitz, nơi diễn ra cuộc tàn sát người Do Thái. (Ảnh: Daily Mail).

Minh Vân

 

Bình luận

Nổi bật

Đến năm 2030, 100% cơ quan, doanh nghiệp nhà nước sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây

Đến năm 2030, 100% cơ quan, doanh nghiệp nhà nước sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 13:48

(CL&CS) - Đó là một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây giai đoạn 2025-2030.

Trao quyền cho địa phương trong lĩnh vực KH&CN: UBND cấp tỉnh được quản lý những gì?

Trao quyền cho địa phương trong lĩnh vực KH&CN: UBND cấp tỉnh được quản lý những gì?

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 10:01

(CL&CS) - UBND cấp tỉnh được quyền cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, xử lý vi phạm và yêu cầu chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ và triển khai chiến lược chuyển đổi số riêng của mình.

Phân cấp, phân quyền trong khoa học và công nghệ: Định hướng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Phân cấp, phân quyền trong khoa học và công nghệ: Định hướng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 10:01

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN. Việc ban hành Nghị định này không chỉ là bước đi phù hợp trong tiến trình cải cách thể chế, mà còn là tiền đề quan trọng để đẩy mạnh phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại địa phương.