Dữ liệu cũ
Thứ hai, 02/03/2015, 11:00 AM

Những đồ dùng đầy hóa chất nguy hiểm trên bàn ăn

(NTD) - Người ta thường chú ý đến vấn đề chọn lựa thực phẩm an toàn mà quên rằng đồ gia dụng cũng chứa đầy nguy cơ cho sức khỏe.

Những đồ dùng này dù không gây ra những vụ ngộ độc cấp tính, nhưng những hóa chất bên trong nó ngấm dần vào cơ thể người, gây ra những bệnh mạn tính và cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư.

Bát đĩa nguồn gốc Trung Quốc gây ung thư

Trên thị trường hiện nay, bát đĩa gốm ở nước ta có rất nhiều hàng Trung Quốc trôi nổi không rõ nguồn gốc. Đặc điểm chung của chúng là mẫu mã bắt mắt, nhiều bộ sản phẩm có hoa văn, họa tiết cầu kỳ trông rất ưa nhìn, giá thành có khi chỉ bằng 1/3 các loại sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, các loại bát đĩa không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt loại sản phẩm Trung Quốc có hoa văn, họa tiết màu mè thường chứa chì và cadimi tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

13883874645477
                   Bát đĩa không rõ nguồn gốc là nơi chứa mầm bệnh. Ảnh minh họa

Giấy thải tái chế thành giấy ăn 

Ông N., chủ một doanh nghiệp tái chế giấy lớn nhất nhì làng Phúc Lâm (Bắc Ninh), thừa nhận giấy ăn “made in Phúc Lâm” đều được tái chế từ nguồn giấy phế phẩm. Chính vì vậy, lò chứa bột giấy thải bao giờ cũng lẫn rất nhiều mực in, phẩm màu, tạp chất. Tuy nhiên, dù bột giấy có đen, hoặc phẩm màu đỏ quạch như cua gạch, tạp chất nhiều như mạt cưa… khi hòa thứ hóa chất hỗn hợp gồm xút, javen, bột giấy thải loại bỗng trắng phau. Và giấy ăn ra đời từ đây.

PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh, công tác tại Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cảnh báo: Việc lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Lượng hóa chất tồn dư độc hại này còn được xả thẳng ra môi trường, khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm độc. Nguồn nước này lại tiếp tục được sử dụng trong quá trình tái chế giấy, khiến trong giấy ăn, giấy vệ sinh lẫn thêm nhiều chất độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Cốc giấy nhiễm kim loại

Những chiếc cốc giấy bày la liệt ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) với nhiều màu sắc nhưng đều theo tiêu chí: hàng trôi nổi, không nguồn gốc. Người bán luôn khẳng định là hàng sản xuất trong nước, nhưng khi xem dưới đáy của một số loại cốc thì thấy in chữ “made in China” rất mờ. Trong quá trình sử dụng cốc giấy, bột giấy và các chất keo, nhựa, hóa chất thôi ra sẽ lẫn vào đồ ăn, đồ uống. Cốc giấy để lâu bị ẩm mốc cũng chính là ổ chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nhiều người tiêu dùng còn “vô tư” dùng cốc giấy chỉ dùng uống nước lạnh để đựng nước nóng, pha caffe, hoặc đựng nước canh nóng... Cốc thủy tinh in họa tiết độc gấp nghìn lần cho phép. 

daa1418113191

           Cốc giấy nhiễm kim loại. Ảnh minh họa

Theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sản phẩm, loại cốc thủy tinh in hình ảnh  xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép, đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em. Nhiều mẫu cốc chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép đến vài nghìn lần. Song, bất chấp những cảnh báo của cơ quan chức năng, tại những chợ đầu mối lớn hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ, to trên địa bàn thành phố đều có bán các loại cốc thủy tinh, cốc sứ được in màu sặc sỡ với các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh. 

Đũa tẩm hóa chất: Dùng một lần, hại cả đời

Hiện nay, hầu hết các nhà hàng, quán cơm bình dân đều sử dụng mặt hàng đũa tre dùng một lần để phục vụ khách. Tưởng rằng như thế là hợp vệ sinh, nhưng thực chất lại vô cùng độc hại. Những mẫu đũa tre này được cơ quan chức năng phát hiện chứa hoá chất sodium sunfite và sulfure dioxide với hàm lượng vượt quá nhiều lần mức cho phép.

Theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các chất như sodium sunfite, sulfure dioxide… không được sử dụng cho thực phẩm và sản phẩm phục vụ ăn uống. Tuy rằng hóa chất tồn dư trên đũa dùng một lần có thể không đủ để xảy ra ngộ độc cấp tính, nhưng sẽ dẫn đến những tổn thương mạn tính.

20130322083518_dua 1

                                    Dùng đũa một lần rất đáng lo. Ảnh minh họa

Cũng theo PGS Đáng, hoá chất có gốc lưu huỳnh như sulfure dioxide có thể gây rối loạn tại chỗ đường tiêu hoá, rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây loét niêm mạc đường tiêu hoá... Nếu thường xuyên sử dụng loại đũa dùng một lần này, hóa chất bám ở trên đũa có thể ngấm vào máu và tích lũy, dẫn tới rối loạn chức năng gan, thận... gây nên những bệnh mạn tính và cả ung thư.

Mọi thông tin thêm, độc giả tham khảo tại mục Cảnh báo 

                                                                                                                                  Liên Bảo (TH)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.