Thứ năm, 20/07/2017, 10:52 AM

Nhiều cơ sở xả thải không đúng quy định ra môi trường

(NTD) - Ngày 19/7, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm.

Ông Trần Quốc Xanh - Phó Cục trưởng C49 đánh giá, hoạt động khai thác cát, sỏi, vàng, đất trái phép vẫn diễn ra nghiêm trọng tại Bình Thuận, An giang, Tây Ninh, Phú Yên... vi phạm chủ yếu là khai thác ngoài khu vực được cấp phép, vượt độ sâu, gian lận khối lượng khai thác, sử dụng hóa chất... đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi tường.

Trong lĩnh vực ATVSTP, ông Xanh cho biết tình trạng vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, không đảm bảo chất lượng, sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm; vận chuyển, buôn bán gia cầm không qua kiểm dịch tiếp tục diễn ra... 

Ở phía nam nổi lên việc bơm nước vào bò, lợn sống trước khi giết mổ; bơm tạp chất vào tôm nhằm tăng trọng lượng. Một số địa phương phát hiện các tổ chức, cá nhân sử dụng hàn the, chất tẩy công nghiệp, hóa chất tạo màu để chế biến thực phẩm. 

140955_lo-mo-3
Bơm nước vào bò. Ảnh: Internet

Trong 6 tháng đầu năm, C49 đã phát hiện 121 vụ việc, khởi tố 3 vụ, bắt giữ 5 bị can. Hiện nay, thủ đoạn thường xuyên xảy ra đó là các cơ sở sản xuất không xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có xây dựng nhưng không vận hành nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất; lén lút đặt cống ngầm xả nước thải chưa qua xử lý, chất thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường; chôn lấp chất thải không đúng quy định diễn ra tại nhiều khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất đặc biệt là Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM.

Ngoài ra, tình trạng thu gom, vận chuyển, xử lý trái phép các loại chất thải nguy hại như dầu máy thải, ắc quy chì cũ, bùn thải và bã quặng kim loại diễn ra tại nhiều địa phương. Tình trạng cá nhân, tổ chức khi ký hợp đồng thu mua phế liệu với các doanh nghiệp thì nhận luôn trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại, mặc dù không có chức năng để xử lý diễn ra phổ biến tại Đồng Nai, Đồng Tháp, Bình Dương, Cần Thơ, Cà Mau. Không những thế ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở các tỉnh phía nam diễn ra nghiêm trọng, tiếp tục xảy ra cá chết hàng loạt ở trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ven biển tỉnh Kiên Giang.

Hải Đăng

Bình luận

Nổi bật

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24

(CL&CS) - Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn;...