Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 03/01/2015, 12:49 PM

Người tiêu dùng đừng "tham thực mà cực vào thân"

(NTD) - Hiện nay, hoa quả được bày bán rất nhiều trong các chợ, các cửa hàng, nhưng nhiều người vẫn rất băn khoăn trước rất nhiều loại quả với mẫu mã đẹp mắt mà không biết có chứa chất bảo quản hay không. Trong bảo quản hoa quả, hóa chất có những tác hại như thế nào.

Hoa quả để lâu không thối là bất bình thường

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh thì thực trạng hoa quả để lâu không thối là bất bình thường.

Ông Thịnh lý giải thì tất cả các loại hoa quả bảo quản được từ 5 tháng trở lên là rất khó. Thậm chí vô cùng khó. Sở dĩ như vậy vì việc tìm kiếm các giải pháp bảo quản hiện nay ở Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, người tiêu dùng vẫn luôn luôn nghi hoặc rằng chúng đã được sử dụng các hoá chất để bảo quản hoặc dùng các biện pháp công nghệ để bảo quản.

2-20141009145838-hoaqua79e68-1-1412920905465

    Nếu thấy nghi ngờ về hoa quả, nên tránh ăn để khỏi mang bệnh vào người. Ảnh Internet

Khi hoa quả chín và bị thối thì trước hết chúng ta không thể quy kết là do đã dùng thuốc bảo vệ thực vật được bởi thuốc bảo vệ thực vật không có chức năng bảo quản.

Bên cạnh đó, ngay bên trong hoa quả, bản thân những hoa quả đó đều có sự sống, nếu khi quả chín và thối đi thì chắc chắn một phần sẽ do sự sống bên trong quả làm hỏng. Thứ hai là do sâu bệnh chui vào quả sinh sống làm quả nhiễm bệnh. Nguyên nhân cũng rất quan trọng nữa là do vi sinh vật đi từ ngoài vào trong, trong ra ngoài do quá trình thu hoạch bị bầm dập hoặc đi từ núm quả, rún quả…tấn công làm thối quả.

Vậy để bảo quản được chúng thì hiện nay người ta đã sử dụng hoá chất để tiêu diệt vi sinh vật, ngăn chúng thâm nhập vào quả làm ức chế quá trình thối rữa quả. Tuy nhiên việc ngâm hoá chất chỉ làm cho côn trùng chết nhưng vẫn tạo cơ hội cho vi sinh vật có điều kiện chui sâu vào quả để ăn côn trùng. Vì vậy, giết đươc sâu nhưng vẫn không thể giết được vi sinh vật và cũng không thể hoàn toàn ngăn cản quá trình làm thối quả.

“Người dân chớ tham thực mà cực vào thân”

Hiện nay, để bảo quản hoa quả, người ta thường có thể làm lạnh chúng ở nhiệt độ thấp (âm 60 độ C) thì vi sinh vật sẽ hoạt động kém đi và hạn chế quá trình làm thối quả. Tuy nhiên, ở nhiệt độ lạnh nhưng nó vẫn hoạt động cho nên nó vẫn kích thích quả hỏng. Cách này thường ít dùng vì chi phí cao và thực tế thì cũng không có nhiều cửa hàng thực hiện cách này.

Thứ 2 là người ta dùng hoá chất song bản thân hoá chất lại không tiêu diệt được sự sống trong từng tế bào mà chỉ diệt vi sinh vật ở bên ngoài. Nên song song với dùng hoá chất thì người ta dùng phương pháp tạo màng, tức là dùng màng bên ngoài bao xung quanh quả để chắn vi sinh vật chui vào.

20131121111507-hc2
Hóa chất bảo quản hoa quả bày bán trên thị trường. Ảnh Internet

Bên cạnh đó để ức chế sự sống trong quả diễn ra chậm thì người ta có cơ chế là khi quả chín, quả già thì sinh ra etilen- một chất kích thích cho quá trình chín của quả. Người ta tạo ra một hợp chất để làm cho etilen không sinh ra nữa thì nó sẽ không kích thích quả chín nữa mà làm cho quả chậm chín. Đây là hiện tượng được sử dụng rất nhiều trong việc bảo quản và vận chuyển quả đi từ nước này sang nước khác để không bị chín.

Chúng ta có thể nghĩ và làm ra các biện pháp nhưng nó cũng không thể vượt quá con số 6 đến 7 tháng mà nhiều người vẫn nói. Ngoài thời gian đó, quả vẫn không thối nhưng chắc chắn sẽ không tươi, không ngon và có thể bị ủng, thối bên trong.

Để cho thời gian bảo quản dài, trên thị trường hiện nay người ta dùng chất 2,4D (đã được loại đioxin ra ở nồng độ thấp nhất), tức là chất kích thích diệt cỏ. Hiện nay có một số vùng trên Hà Giang đã sử dụng để bảo quản cam. Đây là chất rất nguy hiểm và rất độc cho con người. tuy nhiên dùng chất này cũng chỉ bảo quản được 3 tháng, còn để được 6-7 tháng thì hơi dị thường.

Chính vì thế ngày nay nói ăn hoa quả thì vẫn phải ăn, những hoa quả nào nghi ngờ thì không nên ăn. Đừng để “tham thực mà cực vào thân”. Nghĩa là chúng ta cứ biết chúng có độc, có ngâm hoá chất nhưng vẫn cố ăn rồi mang bệnh lúc nào không hay.

Đối với những hoa quả siêu thị mang mác “sản phẩm sạch” các cơ quan chức năng cần có biện pháp để kiểm tra, kiểm soát cực kỳ ngặt nghèo. Nếu sản phẩm nào không có nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ kiểm định trước khi đưa vào Việt Nam phải bị cấm và bị tiêu huỷ. 

Các loại trái cây không nguồn gốc bầy bán trên thị trường rất phong phú. Nếu căn cứ vào những lời giới thiệu, nào là táo New Zeland, nho Mỹ, xoài Ấn Độ, cam quýt Thái Lan, lê Trung Quốc.v.v.người tiêu dùng rất dễ mắc lừa mua về để thưởng thức của lạ nước ngoài. Tuy nhiên những loại trái cây cao cấp đắt tiền này có đúng như lời giới thiệu không, được bảo quản bằng hoá chất gì và có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không thực rất khó biết vì ngay nguồn gốc của chúng cũng rất mập mờ.

Có nhiều hoá chất đang được người ta dùng để bảo quản trái cây. Được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là đất đèn và một số hoá chất độc hại khác. Hóa chất được nói đến  nhiều là chất chống nấm dùng trong xây dựng rẻ tiền. Trái cây sau khi được nhúng vào dung dịch này, các vi sinh vật bám vào sẽ bị chết ngay nên giữ được vẻ tươi đẹp rất lâu. Có nơi người ta còn dùng cả chất 2,4 D là một loại thuốc diệt cỏ để tẩm ướp bảo quản trái cây. Đây là một hoá chất độc, dùng liều lượng cao có tác dụng diệt cỏ, dùng nồng độ thấp có tác dụng kích thích làm cho trái cây tăng kích thước rất nhanh. Ngoài ra còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, giúp cho trái cây tươi lâu.

Thậm chí có nơi người ta còn mua hoá chất rẻ tiền không nguồn gốc, pha trộn với liều lượng tuỳ thích để bảo quản trái cây, miễn là sản phẩm càng tươi lâu, càng bóng bảy càng tốt.

Việc phân biệt trái cây tự nhiên với những loại bảo quản bằng hoá chất rất khó, không thể thực hiện được bằng mắt thường. Các biện pháp để đề phòng như rửa kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng, vì có thể hoá chất độc hại đã ngấm sâu vào ruột trái cây.

Để đảm bảo an toàn, các nhà chuyên môn khuyên người tiêu dùng nên thận trọng khi mua trái cây. Nên chọn mua những loại có dáng vẻ tự nhiên và cảnh giác với những loại nom quá bóng bảy, đẹp mã.

Đối với cam quýt, nên chọn những quả còn cả cuống và lá. Tốt nhất nên lay thử nhẹ cuống xem có đúng cuống thật hay được dính bằng keo.

Nên chọn mua trái cây ở những cửa hàng có tín nhiệm, không nên mua những loại không rõ nguồn gốc. Những loại trái cây (nhất là hàng nhập ngoại) được bảo quản theo các phương pháp an toàn thường được đóng gói cẩn thận, có ghi tên công ty, hãng gia công chế biến trên bao gói bán lẻ và trên thùng đựng.

Nên ăn những trái cây trong nước và không nên mua những hoa quả trái mùa nếu không biết rõ chúng được bảo quản bằng phương pháp gì, có an toàn không?

 Mọi thông tin về tiêu dùng, độc giả có thể xem thêm tại đây

                                                                                                                                        Điệp Anh Đào (TH)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.