Ngành chăn nuôi trong nước bị bóp nghẹt

(NTD) - Thịt nhập khẩu giá rẻ, chất lượng đảm bảo đang dần chặn lối thoát của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Nhập quá nhiều thịt vì giá rẻ, mác ngoại

Dịp Tết nguyên đán ngành chăn nuôi đang gắng sức mình để phục vụ nhu cầu thịt tươi sống. Tuy vậy, người chăn nuôi cũng đang trong tâm trạng bất an khi không thể cạnh tranh được với thịt nhập khẩu. Giá tăng cao do bị lệ thuộc rất lớn vào nước ngoài khi phải nhập khẩu từ giống, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... Hơn thế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam lại đang điều khiển, thậm chí còn làm giá, thao túng, đặc biệt trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, hiện chiếm tới 60-70% đầu vào.

lqn070809-lif-imp-meat-001-1417657493922
Thị trường tràn ngập thịt nhập khẩu

Ước tính trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 400 triệu USD thịt các loại. Trong đó, có 250 triệu USD nhập khẩu bò sống về giết thịt, với 200 triệu USD nhập khẩu từ Úc và 50 triệu USD từ các nước còn lại. Nhập khẩu các loại thịt gia cầm và phụ phẩm gia cầm chiếm 120 triệu USD, còn lại là các loại thịt khác như heo, cừu, trâu…

Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết chín tháng đầu năm nay Việt Nam phải chi ra 72,8 triệu USD (tăng 23,7%) để nhập khẩu 68.755 tấn thịt gà ngoại (tăng 27,0% so cùng kỳ năm 2013). Thịt gà nhập khẩu đến từ 23 quốc gia, chủ yếu từ Mỹ, Brazil, Hàn Quốc, Ukraine, Iran và Ba Lan. Trong đó, lượng nhập từ Mỹ chiếm 55,5%, Brazil 17,2%, Hàn Quốc 12,3%, Ukraine 3,4%, Iran 3,1% và Ba Lan 2,9%.

Không chủ động được về nguồn thức ăn và con giống

Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã chi gần 3 tỉ đô la Mỹ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong 11 tháng đầu năm 2014, tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 11, số ngoại tệ để nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lên tới 243 triệu đô la Mỹ, tăng gần 28% so với cùng tháng năm 2013.

Bộ Công thương cho biết, giá sản phẩm khi đến tay người chăn nuôi đã "đội" lên cao do nguyên liệu của ngành thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

So với các nước trong khu vực, giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 15 đến 20%, dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh.

Tại cuộc hội thảo công bố kết quả nghiên cứu của nhóm Liên minh nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi mới đây cho thấy hàng nghìn hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang bị sức ép từ bốn phía như con giống, thức ăn gia súc, gia cầm, thuốc phòng dịch bệnh, thuốc thú y... Giá cám của các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam chỉ có lên, không có xuống. Chẳng hạn, khi giá ngô bán 6.900 đồng/kg, giá cám bán 12.000 đồng/kg nhưng khi giá ngô còn 5.500 đồng, giá cám vẫn giữ nguyên. Nhiều hộ chăn nuôi lên tiếng kêu cứu về tình trạng thức ăn do các nhà máy sản xuất, phân phối quyết định, lợn thì do thương lái định đoạt, người chăn nuôi ở giữa không có quyền gì. Nếu cứ xu thế “cá lớn nuốt cá bé”, chăn nuôi sẽ rơi vào cảnh làm thuê chẳng lời lãi gì. Giới chuyên gia chỉ ra thực trạng, thị trường thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu bị điều khiển bởi một số công ty FDI chiếm thị phần lớn, liên kết định giá, có thể gây thiệt hại cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Khâu trung gian “ăn” nhiều quá, nông dân bán ra với giá rẻ, đến tay người tiêu dùng thì quá đắt. Cần phá vỡ thế độc quyền để cứu ngành chăn nuôi đang đuối dần.

Trung tâm Chính sách và chiến lược nông nghiệp – nông thôn đưa ra lời cảnh báo trên trước thực trạng người chăn nuôi trên cả nước đang điêu đứng, đuối sức trước sức ép từ những “ông lớn”, những công ty có vốn FDI đang có dấu hiệu độc quyền, làm giá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Hiện cả nước có gần 240 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, nhưng chỉ trong 3 năm gần đây, có 3-5 công ty FDI chiếm 35-50% thị phần cả nước. Chiếm thị phần cao nhất là Công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam với gần 19,5% trong tổng sản lượng bán ra thị trường. Tiếp đó là Công ty Cargill Việt Nam với hơn 8%, Procono hơn 7,5%. Ngoài ra còn một số nhà máy sản xuất lớn chiếm hầu hết thị phần còn lại, nhà máy của doanh nghiệp trong nước chỉ có quy mô rất nhỏ.

Thông tin thêm về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Tài chính khó khăn, NSH Petro dự kiến chào bán riêng lẻ nhằm thu về 1.300 tỷ đồng

Tài chính khó khăn, NSH Petro dự kiến chào bán riêng lẻ nhằm thu về 1.300 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 07:24

(CL&CS) - CTCP Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) sẽ chào bán riêng lẻ 130 triệu cổ phiếu nhằm thu về 1.300 tỷ đồng để mua nguyên, vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phát Đạt và Realty Holdings ký kết hợp tác chiến lược toàn diện cam kết bán và mua toàn bộ sản phẩm dự án: Khu Nhà ở Phức hợp Cao Tầng Thuận An 1 & 2 (Bình Dương) và Khu Đô thị Bắc Hà Thanh (Bình Định)

Phát Đạt và Realty Holdings ký kết hợp tác chiến lược toàn diện cam kết bán và mua toàn bộ sản phẩm dự án: Khu Nhà ở Phức hợp Cao Tầng Thuận An 1 & 2 (Bình Dương) và Khu Đô thị Bắc Hà Thanh (Bình Định)

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 07:23

Sáng ngày 12/5/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã chứng khoán HoSE: PDR) và Công ty Cổ phần Kinh doanh & Dịch vụ Bất động sản Realty Holdings cùng thực hiện Lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện cam kết bán & mua toàn bộ sản phẩm dự án: Khu Nhà ở Phức hợp Cao Tầng Thuận An 1 & 2 (Bình Dương) và Khu Đô thị Bắc Hà Thanh (Bình Định).

Tổng Công ty Viglacera thắng lớn mảng bất động sản công nghiệp, dự kiến đầu tư thêm nhiều dự án

Tổng Công ty Viglacera thắng lớn mảng bất động sản công nghiệp, dự kiến đầu tư thêm nhiều dự án

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 07:23

Luỹ kế 4 tháng đầu năm nay, lợi nhuận hợp nhất của tổng công ty này ước đạt 31% kế hoạch cả năm, lợi nhuận tăng khoảng 143,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.