Ngân hàng Hàng hải Việt Nam: Ế vẫn hoàn ế

(NTD) – Bất chấp việc cổ phiếu ngành ngân hàng đang dần mạnh lên, cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) vẫn liên tục ế ẩm trong các phiên đấu giá.

Ế vẫn hoàn ế

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã công bố kết quả phiên đấu giá cổ phần MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank - MSB) diễn ra trong ngày 18/6/2019. Theo đó, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã bán đấu giá thoái vốn hơn 4 triệu cổ phần MSB, tương đương 0,34% vốn điều lệ ngân hàng với mức giá khởi điểm 11.800 đồng/CP.

Tuy nhiên, chỉ có 2 nhà đầu tư đăng ký mua 1.800 cổ phần MSB, số lượng thấp hơn nhiều so với DATC chào bàn. 2 nhà đầu tư tham gia đấu giá là cá nhân, không có tổ chức nào muốn mua MSB. Kết quả là chỉ có 1.800 cổ phiếu MSB được giao dịch thành công. Con số này rất nhỏ so với 4 triệu cổ phần được chào bán.

MSB
Cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) vẫn liên tục ế ẩm trong các phiên đấu giá.

Thông tin này không hề khiến giới đầu tư ngạc nhiên vì MSB đã có “thâm niên” ế ẩm. Vào đầu năm 2018, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) công bố thông tin đấu giá lần hai nguyên lô hơn 71 triệu cổ phần nắm giữ tại Maritime Bank. Mức giá VNPT đưa ra là 11.900 đồng/CP. Tuy nhiên, phiên đấu giá không diễn ra suôn sẻ.

Đây là lần thứ 3 VNPT đăng ký bán đấu giá cổ phiếu MSB. Hai lần trước, các phiên đấu giá thất bại vì không có nhà đầu tư đăng ký tham gia.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Trước đó, SCIC lên lên kế hoạch tổ chức phiên bán đấu giá cả lô hơn 2,4 triệu cổ phần của Maritime Bank do SCIC sở hữu. Mức giá khởi điểm là 12.400 đồng/CP.

Tất cả các phiên đấu giá này đều không nhận được sự quan tâm từ giới đầu tư. Vì vậy, đến thời hạn đăng ký và đặt cọc ngày là hết ngày 21/3/2018, vẫn không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá. Kết quả là phiên đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.

Đây là lần thứ 3 SCIC thất bại khi bán đấu giá cổ phần MSB. Trước đó, hai phiên giao dịch dự kiến trong ngày 26/10/2016 và 26/12/2016 cũng không thành công dù mức giá đưa ra khá “mềm”, chỉ là 11.700 đồng/CP Và 10.600 đồng/CP.

Như vậy, bất chấp cổ phiếu ngành ngân hàng đang dần mạnh lên, cổ phần Maritime Bank vẫn không ngừng ế ẩm.

Vì sao nên nỗi?

Cổ phần Maritime Bank tiếp tục ế ẩm là điều đã được dự báo trước. Mức giá mà DATC đưa ra lần này là 11.800 đồng/CP. Thế nhưng, trên thị trường OTC, giá cổ phiếu MSB được giao dịch phổ biến ở mức 10.200 đồng/CP, thấp hơn giá khởi điểm 1.600 đồng/CP, tương ứng 15,7%. Vì vậy, MSB không hấp dẫn là điều dễ hiểu.

Cổ phần Maritime Bank bị nhà đầu tư quay lưng bất chấp ngân hàng này vừa báo lãi tăng đột biến trong quý 2/2019. Cụ thể, theo báo cáo tài chính bán niên hợp nhất năm 2019, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của Maritime Bank đạt 468 tỷ đồng, tăng 292 tỷ đồng, tương ứng 166% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, đóng góp cho việc lợi nhuận tăng đột biến không phải doanh số tăng mạnh (doanh thu chỉ tăng rất nhẹ từ 3.503 tỷ đồng lên 3.804 tỷ đồng) mà chủ yếu đến từ… cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chỉ là 259 tỷ đồng, giảm 271 tỷ đồng, tương ứng 51% so với 6 tháng đầu năm 2018. Nếu chi phí này được giữ nguyên, lợi nhuận của Maritime Bank chỉ còn là 197 tỷ đồng. Với con số này, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Maritime Bank đã chậm đi rất nhiều.

Điều đáng nói, Maritime Bank mạnh tay cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng dù nợ xấu tăng nhẹ. Tại thời điểm 30/6/2019, tổng nợ xấu tại Maritime Bank là 1.621 tỷ đồng, chiếm 2,9% tổng dư nợ tín dụng. Maritime Bank lọt vào Top các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất.

Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, nợ xấu tại Maritime Bank là 1.466 tỷ đồng, chiếm 3% tổng dư nợ tín dụng.

Bên cạnh đó, việc Maritime Bank chưa thực hiện “lời hứa” cũng khiến cổ đông quan tâm. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 diễn ra hồi cuối tháng 4 năm nay, Maritime Bank có kế hoạch đưa cổ phiếu MSB lên sàn trong quý 3/2019. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này khi quý 3 chỉ còn vài ngày nữa kết thúc, kế hoạch lên sàn của MSB vẫn chưa được công bố.

My My

Bình luận

Nổi bật

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:48

Kempinski Saigon River - Tổ hợp khách sạn sang trọng, biểu tượng sống của sự tinh tế với những trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Kempinski Saigon River là kết quả bắt tay của các huyền thoại: Nhà sáng lập Ecopark, Kempinski Hotels cùng huyền thoại kiến trúc đương đại - Kengo Kuma.

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

Condotel xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 - 2018, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đã có khoảng 30.000 sản phẩm condotel được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng... Tuy nhiên, khi thị trường khó khăn, loại hình này bắt đầu lắng xuống, đóng băng và mất thanh khoản.

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Với việc đạt chứng nhận cao nhất của AFC dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho các cầu thủ bóng đá Châu Á, Trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Vinmec được kỳ vọng sẽ là “địa chỉ đỏ” cho các VĐV chuyên nghiệp và những người tham gia thể thao phong trào.