Thứ hai, 25/12/2023, 15:13 PM

Một năm hết mình 'giải cứu' thị trường bất động sản của Chính phủ

Năm 2023 vừa qua, Chính phủ cùng các bộ, ban ngành đã dốc sức đưa ra nhiều biện pháp để "giải cứu" thị trường bất động sản khỏi tình trạng "đóng băng".

Bằng chứng cụ thể là hàng loạt những chính sách, gói tín dụng, biện pháp đã được Chính phủ ban hành trong suốt thời gian qua.

Cụ thể, từ cuối năm 2022 đến nay, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhất là các khó khăn vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn.

giai-cuu

Ngay trong tháng 2/2023, lãnh đạo Chính Phủ đã chủ trì Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn lành mạnh, bền vững. Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng của thị trường bất động sản, những khó khăn, vướng mắc; đề xuất giải pháp đối với lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực liên quan để thúc đẩy thị trường bất động sản tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững.

Đến tháng 3/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 08 về tháo gỡ trái phiếu doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản được đáo hạn trái phiếu. Đây là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp đàm phán với trái chủ về giãn hoãn nợ, bán chiết khấu tài sản, đổi tài sản lấy trái phiếu...

Cũng trong tháng 3/2023, Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững được ban hành.

Liên quan đến vướng mắc về pháp lý cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, Nghị định số 10 được ban hành nhằm bổ sung quy định về cấp quyền sở hữu cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Bước sang tháng 8/2023, tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, nhiều vướng mắc, trở ngại đã được đưa ra bàn thảo và đề xuất giải pháp. Người đứng đầu của Chính phủ một lần nữa nêu cao tinh thần quyết liệt "khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết".

Tiếp tục đẩy mạnh khơi thông dòng vốn, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước liên tục động thái hạ nhiệt lãi suất.

Đáng chú ý, đến đầu tháng 11/2023, Quốc hội cũng đã chính thức thông qua 2 đạo luật quan trọng liên quan đến thị trường gồm Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Đặc biệt, mới đây Công điện số 1376/CĐ-TTg ngày 17/12/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Công điện được ban hành trong bối cảnh thị trường bất động sản đã có chuyển biến tích cực rõ nét song vẫn còn đối diện với nhiều thách thức.

Sau nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan ban ngành trong các chính sách điều hành thị trường, những tín hiệu tươi sáng đã bắt đầu xuất hiện rõ nét trên thị trường bất động sản ở thời điểm nửa cuối năm 2023. Loạt tín hiệu vui xuất hiện như thanh khoản trên thị trường đã trở lại, nguồn cung dồi dào.

Cũng nhờ chính sách gỡ vướng về trái phiếu bất động sản của Chính phủ, thị phần này đã bắt đầu hồi phục. Kể từ tháng 6, thị trường trái phiếu phát hành có xu hướng đi lên, đỉnh điểm là tháng 10/2023 với 41.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dòng vốn đổ vào lĩnh vực địa ốc bắt đầu gia tăng nhờ chính sách tín dụng cởi mở. Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/09/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022.

Các chuyên dự đoán gì về thị trường sau những nỗ lực của Chính phủ?

các chuyên gia dự báo, từ giữa năm 2024, thị trường bất động sản tại TP.HCM sẽ bắt đầu ấm dần lên nhờ có “trợ lực” từ các dự án đầu tư công, chính sách tín dụng.

Chia sẻ tại hội thảo “Bất động sản phía Nam đón đầu cơ hội phát triển hạ tầng”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, chính phủ và ngân hàng nhà nước đã rất thành công cho thị trường tài chính và thị trường bất động sản hiện nay.

“Giai đoạn này chúng ta đang ở trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, tài chính ổn định hơn trước. Đó là công lao của Chính phủ và ngân hàng nhà nước kiểm soát được thị trường tài chính, thị trường bất động sản”. TS.Hiếu nhấn mạnh.

Cũng chia sẻ thú vị về thị trường bất động sản hiện tại, TS.Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế cho hay, vào năm 2018-2019 việc giám sát ngân hàng, tránh sân sau, cho vay chuẩn mực, kiểm soát dòng tiền vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đã hỗ trợ tốt cho thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Hiện nay, về chính sách vĩ mô, Chính phủ đang làm tốt trong việc làm thế nào để thị trường bất động sản bền vững như các chuyên gia, nhà đầu tư mong muốn như giai đoạn 2018-2019.

“Vào cuối năm 2022, các chuyên gia lo lắng về hệ thống tài chính tiền tệ, vấn đề tăng lãi suất, trái phiếu doanh nghiệp, CPI. Trong giai đoạn đó, theo tôi những chính sách của Chính phủ đang từng bước giúp ổn định thị trường. Liên tục từ tháng 4/2022 đến hết năm 2022, nhiều chính sách nghị định, thông tư từng bước dìu bước nền kinh tế. Diễn biến kinh tế Việt Nam 6 tháng, 8 tháng đầu năm 2023 mặc dù GDP giảm, còn nhiều khó khăn nhưng không có dấu hiệu sụp đổ. Đó là tín hiệu tích cực”, TS Hiển nhấn mạnh.

Kinh tế Việt Nam năm 2023 đi ngược với năm 2022. Từ tháng 1/2022, kinh tế tăng trưởng trở lại sau giãn cách xã hội. Đến tháng 6/2022 bắt đầu xuất hiện các vấn đề nóng về tín dụng nên có xu hướng đi xuống. Ngược lại, từ tháng 1/2023 kinh tế đi xuống, tháng 7, tháng 8 có những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế do lãi suất đã ổn định, tiền trong ngân hàng sẵn sàng cho vay và thực sự cho vay nếu muốn mua bất động sản.

Trao đổi với Tạp chí Tài chính, chuyên gia tư vấn pháp lý bất động sản (BĐS) Nguyễn Văn Đỉnh cho biết, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã đi theo xu hướng cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC), tăng cường phân cấp, phân quyền và thu hẹp các loại “giấy phép con”. Việc cắt giảm các thủ tục pháp lý sẽ tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp (DN), góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Ông cho rằng, so với các phiên bản dự thảo cũ, 2 loại “giấy phép con” đã được loại khỏi dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Đây là động thái cần thiết để giảm tải các thủ tục pháp lý, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ pháp luật cho DN trong bối cảnh thị trường BĐS đang gặp nhiều khó khăn.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Việt Nam sắp có khu đô thị nghỉ dưỡng 4.500ha tại hồ nước ngọt lớn thứ 2 của thiên đường đảo ngọc

Việt Nam sắp có khu đô thị nghỉ dưỡng 4.500ha tại hồ nước ngọt lớn thứ 2 của thiên đường đảo ngọc

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 16:03

Với mục tiêu hình thành trung tâm đô thị - du lịch mới tại Cửa Cạn, dự án này đang được ưu tiên thực hiện trong năm nay.

Thực trạng BĐS tại 2 thành phố lớn nhất Việt Nam: 18.000 căn hộ bỏ hoang, 'đốt' hàng trăm tỷ mỗi năm

Thực trạng BĐS tại 2 thành phố lớn nhất Việt Nam: 18.000 căn hộ bỏ hoang, 'đốt' hàng trăm tỷ mỗi năm

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 15:57

Tính riêng ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, có ít nhất hoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang lãng phí.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế chỉ rõ lý do giá chung cư 'đu đỉnh'

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế chỉ rõ lý do giá chung cư 'đu đỉnh'

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 14:33

Theo nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi mặc dù vậy nhiều phân khúc có dấu hiệu tăng giá trở lại.