Dữ liệu cũ
Thứ hai, 12/11/2018, 14:37 PM

Liệu Mỹ - Trung có đạt được thỏa thuận thương mại mới?

(NTD) - Tuyên bố cuối tuần rồi của Tổng thống Donald Trump có phải là dấu hiệu cho sự xuống thang của chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung? Trên thực tế, Bộ Tư pháp Mỹ lại cho câu trả lời khác khi tiến hành chiến dịch mới đối phó “hành vi phá hoại đang gia tăng” từ phía Trung Quốc...

Sau cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Tập Cận Bình mà ông Trump mô tả là “khá lâu và tích cực”, ông Trump nói rằng đã có nhiều tiến bộ khi cả hai tích cực và thẳng thắn giải quyết những khác biệt. “Trung Quốc rất muốn có được một thỏa thuận” - ông Trump nói với các phóng viên ở Washington chỉ vài giờ sau khi cố vấn kinh tế hàng đầu khuyên là nên thận trọng khi nói về khả năng có một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.

Còn ông Tập nói với truyền thông Trung Quốc rằng hai nền kinh tế hàng đầu thế giới cần sớm đạt được một giải pháp cho những bất đồng thương mại hiện nay.

2

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ gặp nhau ở Hội nghị G20 tại Buenos Aires vào đầu tháng 11/2018. (Ảnh: Getty Images).

Liệu có dễ dàng cho thỏa thuận thương mại mới?

Trước khi rời Washington đi dự một buổi vận động tranh cử cho đảng Cộng hòa, ông Trump nói thêm: “Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất tốt với Trung Quốc. Chúng tôi đang tiến gần hơn đến việc đạt được một điều gì đó. Tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Tập và nghĩ rằng chúng ta sẽ thỏa thuận với Trung Quốc. Tôi nghĩ nó sẽ là một thỏa thuận rất công bằng cho tất cả mọi người, nhưng nó sẽ tốt cho nước Mỹ”.

Trump cho biết ông sẽ bàn luận về thương mại với ông Tập khi hai người gặp nhau tại bữa tối bên lề Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 vào tháng 11 tại thủ đô Buenos Aires, Argentina. Chính quyền của ông đã yêu cầu Bắc Kinh thực hiện các thay đổi về chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp và tiếp cận thị trường nội địa, cùng với các bước để giảm thâm hụt hàng hóa khoảng 375 tỷ USD giữa Mỹ với Trung Quốc.

Ông Trump nói rằng nếu không đạt thỏa thuận với Trung Quốc, rất có thể ông sẽ áp mức thuế nhập khẩu lên đợt hàng trị giá 267 tỷ USD từ Trung Quốc.

1

Nhiều công ty và cá nhân bị cáo buộc âm mưu đánh cắp bí mật của Micron Technology. (Ảnh: Reuters).

Truy tố hai công ty Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại

Chỉ một ngày sau khi ông Trump đăng Twitter về khả năng cả hai nước sẽ đạt thỏa thuận thương mại mới, ngày 2/11, Bộ Tư pháp Mỹ ra quyết định truy tố hai công ty Trung Quốc và ba cá nhân về âm mưu đánh cắp bí mật công nghệ trị giá 8,75 tỷ USD từ công ty bán dẫn Micron Technology của Mỹ. Fujian Jinhua ở đại lục và United Microelectronics Corp ở Đài Loan (Trung Quốc) bị cáo buộc vi phạm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các thiết bị lưu trữ dữ liệu.

Đây là vụ án thứ tư Bộ Tư pháp thông báo kể từ tháng 9 trong đợt truy quét các công ty Trung Quốc bị cáo buộc có hành vi phá hoại. Các công ty Trung Quốc này nằm trong “danh sách đen” mà Mỹ cho rằng đã gian lận về sở hữu trí tuệ.

Phó Giám đốc FBI David Bowdich cho biết gần như mọi nhân sự trong 56 cơ quan trực thuộc đều tham gia điều tra hành vi phá hoại kinh tế và mọi đầu mối đều dẫn đến Trung Quốc.

Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions nói rằng hành vi phá hoại của phía Trung Quốc đã “tăng nhanh chóng”, “sai trái và là mối đe dọa cho an ninh quốc gia” và Mỹ đang tiến hành một chiến dịch mới tích cực hơn để đối phó.

Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ cung cấp những bằng chứng Bắc Kinh đã hậu thuẫn hai công ty bị cho là gian lận. Phát biểu trước đông đảo phóng viên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng nêu rõ: “Nếu phía Mỹ thực sự quan ngại, họ nên cung cấp các chứng cứ cụ thể để vượt qua bài kiểm tra về tính minh bạch và sự thật”.

Alibaba là nạn nhân mới

Alibaba - công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc của tỷ phú Jack Ma - đã hạ mức kỳ vọng phát triển còn khoảng 5% do tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã chững lại.

Kết thúc tháng 9, Alibaba đạt doanh thu 12,4 tỷ USD, tăng 54% so với năm trước. Tuy vậy, đây là con số thấp hơn dự kiến của các nhà phân tích. Việc hạ kỳ vọng doanh thu của Alibaba cho thấy đà suy thoái bắt đầu ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp Trung Quốc.

Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu khiến các nhà máy hoạt động chậm lại. Điều này dẫn đến công nhân bị sa thải nhiều hơn và chi tiêu của người dân giảm xuống. Cổ phiếu Alibaba mất khoảng 30% giá trị kể từ tháng 6/2018.

Khi doanh số bán hàng trực tuyến của Alibaba và các sản phẩm thương mại điện tử khác đã bắt đầu đi xuống, lãnh đạo Trung Quốc đã trấn an nhà đầu tư bằng việc cho rằng thuế nhập khẩu khiến hàng hóa Mỹ đắt hơn và người tiêu dùng vẫn có thể mua hàng nội địa từ Alibaba hoặc các nước khác.

Tường Quyên

_NTD_So170_Duyet F_Page_29
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.