Thứ ba, 01/10/2024, 10:08 AM

Láng giềng Việt Nam chạy thử nghiệm tàu chở hàng không người lái dài hơn 1.000m, tải trọng 10.800 tấn

Trong suốt quá trình thử nghiệm, có 3 công nghệ mới được áp dụng để “lấp lỗ hổng” của các lĩnh vực liên quan, hiện thực hóa việc lái tàu tự động và kiểm soát tại các ga.

Ngày 26/9, Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm chạy tàu chở hàng nặng không người lái với tải trọng 10.000 tấn, đánh dấu bước đột phá mới trong công nghệ đường sắt chở hàng nặng.

Vào lúc 8h36 giờ địa phương, tàu thử nghiệm khởi hành từ Nam Hoàng Hoa, tỉnh Hà Bắc, chạy trên tuyến đường sắt Sóc Châu - Hoàng Hoa - một trong những tuyến đường sắt chính vận chuyển than từ Tây sang Đông Trung Quốc. Tàu đã đến ga Tây Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông, sau hành trình suôn sẻ kéo dài 2,5 tiếng.

Ngày 26/9, Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm chạy tàu chở hàng nặng không người lái với tải trọng 10.000 tấn. Ảnh: VCG

Ngày 26/9, Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm chạy tàu chở hàng nặng không người lái với tải trọng 10.000 tấn. Ảnh: VCG

Theo Theo China Media Group (CMG), đoàn tàu gồm 108 toa, tổng chiều dài khoảng 1.300m và tải trọng lên đến 10.800 tấn. Trung Quốc đã đạt được khả năng kiểm soát hoàn toàn từ công nghệ cốt lõi đến các chế độ điều khiển và quản lý của hệ thống này. . Tuyến đường thử nghiệm chủ yếu được sử dụng để vận chuyển than

Tàu chở hàng nặng không người lái khởi hành từ ga Nam Hoàng Hoa trên tuyến đường sắt Sóc Châu - Hoàng Hoa ngày 26/9. Ảnh: Xinhua

Tàu chở hàng nặng không người lái khởi hành từ ga Nam Hoàng Hoa trên tuyến đường sắt Sóc Châu - Hoàng Hoa ngày 26/9. Ảnh: Xinhua

Ông Zhou Zhansong, Giám đốc Phòng thí nghiệm Công nghệ Tàu chở hàng nặng của Công ty Phát triển Đường sắt Shouhuang cho biết thử nghiệm vận hành tàu chở hàng nặng không người lái đã nâng cấp toàn bộ hệ thống, bao gồm lái tự động, bảo trì và vận hành thông minh, điều phối và kiểm soát tập trung.

Thông qua bảng điều khiển từ xa, tình trạng vận hành của đoàn tàu có thể được giám sát theo thời gian thực, đảm bảo kiểm soát toàn diện về chuyển động, trạng thái tĩnh và các thay đổi của tàu.

Trong suốt quá trình thử nghiệm, có 3 công nghệ mới được áp dụng để “lấp lỗ hổng” của các lĩnh vực liên quan, hiện thực hóa việc lái tàu tự động và kiểm soát tại các ga. Ảnh: Railway Supply

Trong suốt quá trình thử nghiệm, có 3 công nghệ mới được áp dụng để “lấp lỗ hổng” của các lĩnh vực liên quan, hiện thực hóa việc lái tàu tự động và kiểm soát tại các ga. Ảnh: Railway Supply

Trong suốt quá trình thử nghiệm, có 3 công nghệ mới được áp dụng để “lấp lỗ hổng” của các lĩnh vực liên quan, hiện thực hóa việc lái tàu tự động và kiểm soát tại các ga. Sau khi áp dụng rộng rãi công nghệ tự lái, Trung Quốc kỳ vọng tốc độ trung bình của các tàu sẽ tăng thêm 1,7 km/h, và mức tiêu thụ năng lượng kéo giảm 2,9%, từ đó nâng cao đáng kể hiệu quả vận chuyển than từ Tây sang Đông.

Trước đây, công nghệ tàu không người lái chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống đường sắt đô thị ở cả Trung Quốc và quốc tế, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi cho các tuyến đường sắt vận tải hạng nặng.

Tuyến 27 giai đoạn I của hệ thống tàu điện ngầm tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc đã bắt đầu vận hành thử nghiệm không tải vào ngày 19/9/2024. Đây sẽ là tuyến tàu điện ngầm hoàn toàn tự động thứ hai của thành phố, sau Tuyến 9, được đưa vào khai thác vào tháng 12/2020.

Khả Vy

Bình luận

Nổi bật

Láng giềng Việt Nam chạy thử nghiệm tàu chở hàng không người lái dài hơn 1.000m, tải trọng 10.800 tấn

Láng giềng Việt Nam chạy thử nghiệm tàu chở hàng không người lái dài hơn 1.000m, tải trọng 10.800 tấn

sự kiện🞄Thứ ba, 01/10/2024, 10:08

Trong suốt quá trình thử nghiệm, có 3 công nghệ mới được áp dụng để “lấp lỗ hổng” của các lĩnh vực liên quan, hiện thực hóa việc lái tàu tự động và kiểm soát tại các ga.

Láng giềng Việt Nam ra mắt tấm pin mặt trời ‘tối thượng’ tái chế 100%, mở ra kỷ nguyên năng lượng bền vững

Láng giềng Việt Nam ra mắt tấm pin mặt trời ‘tối thượng’ tái chế 100%, mở ra kỷ nguyên năng lượng bền vững

sự kiện🞄Thứ ba, 01/10/2024, 09:41

Tấm pin mặt trời này sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho ngành năng lượng sạch và bền vững.

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo phát triển nông nghiệp xanh, bền vững của tỉnh Ninh Bình

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo phát triển nông nghiệp xanh, bền vững của tỉnh Ninh Bình

sự kiện🞄Thứ hai, 30/09/2024, 16:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Ninh Bình, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học: “Khởi tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) hội nhập quốc tế tại Ninh Bình - Vấn đề và giải pháp”.