Thứ tư, 18/09/2024, 11:40 AM

Khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam sẽ có 3 thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Theo Khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê, đây là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 6,52 triệu đồng/tháng.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024, phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, Việt Nam sẽ có 5 đô thị trực thuộc Trung ương, bao gồm: Thủ đô Hà Nội, TP. HCM (dự kiến trở thành đô thị loại đặc biệt vào năm 2030), Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng (dự kiến đạt đô thị loại I vào năm 2030).

Bên cạnh đó, 8 tỉnh được định hướng phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương và Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Đông Nam Bộ sẽ có 3 thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Đông Nam Bộ sẽ có 3 thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Như vậy, vùng Đông Nam Bộ sẽ có ba thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: TP. HCM và hai tỉnh được định hướng phát triển là Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương.

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các địa phương: TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Theo Khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê, đây là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 6,52 triệu đồng/tháng.

Mục tiêu quy hoạch đến năm 2030 là Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đóng vai trò là động lực tăng trưởng hàng đầu của cả nước với tốc độ phát triển nhanh và bền vững.

Trong giai đoạn 2021-2030, vùng này được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng trung bình 8-9% mỗi năm, với thu nhập bình quân đầu người đạt từ 14.500-15.800 USD/năm.

Toàn cảnh vị trí của khu vực Đông Nam Bộ

Toàn cảnh vị trí của khu vực Đông Nam Bộ

Theo Quy hoạch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đến năm 2030, tỉnh này sẽ trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của Đông Nam Bộ, là trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương hàng đầu về phát triển kinh tế biển.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đặt mục tiêu đạt tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và giữ vững vị trí trong nhóm 10 địa phương có quy mô GRDP và thu ngân sách lớn nhất cả nước.

Về kinh tế, GRDP (không tính dầu khí) của Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến tăng trưởng trung bình 8,1-8,6%/năm trong giai đoạn 2021-2030,với GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 497 triệu đồng (tương đương 18.000-18.500 USD) vào năm 2030.

Ngành công nghiệp - xây dựng sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế, khoảng 58-58,5%. Tỷ lệ đô thị hóa dự kiến đạt từ 72-75%, với các đô thị được phát triển theo hướng thông minh.

Tầm nhìn đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á và một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ.

Tương tự, theo Quy hoạch tỉnh Bình Dương, đến năm 2030, Bình Dương sẽ phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương, trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á.

Tỉnh Bình Dương sẽ dẫn đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp dịch vụ hiện đại, với hạ tầng kinh tế - xã hội và hệ thống đô thị được xây dựng đồng bộ, hiện đại, thông minh và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình 10%/năm trong giai đoạn 2021-2030, với GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 15.800 USD vào năm 2030. Ngành công nghiệp - xây dựng sẽ chiếm khoảng 64% cơ cấu kinh tế, và tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 88-90%.

Tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp và dịch vụ hiện đại mang tầm quốc tế, là đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực chính là công nghiệp, dịch vụ và đổi mới sáng tạo. Tỉnh sẽ có nền tảng kinh tế vững chắc, cạnh tranh cao, với chất lượng cuộc sống của người dân đạt mức tương đương các nước phát triển.

Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn hai phần ba tổng thu ngân sách hàng năm của cả nước, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 62,8%.

Với tiềm năng và lợi thế vượt trội, vùng này luôn là trung tâm đổi mới, sáng tạo hàng đầu, đóng vai trò là đầu tàu kinh tế và là trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ lớn nhất cả nước.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam sẽ có 3 thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam sẽ có 3 thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 11:40

Theo Khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê, đây là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 6,52 triệu đồng/tháng.

Tuyến cao tốc hơn 11.000 tỷ, là 'mắt xích' chiến lược của miền núi Đông Bắc, được sử dụng một ứng dụng đặc biệt để thiết kế

Tuyến cao tốc hơn 11.000 tỷ, là 'mắt xích' chiến lược của miền núi Đông Bắc, được sử dụng một ứng dụng đặc biệt để thiết kế

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 11:36

Đây là dự án đầu tư có quy mô lớn nhất tại một tỉnh miền núi giáp Trung Quốc trong lĩnh vực này.

TP. HCM chi 4.000 tỷ làm dự án cầu đường 'phá thế tắc nghẽn' hàng thập kỷ cho cửa ngõ phía Nam

TP. HCM chi 4.000 tỷ làm dự án cầu đường 'phá thế tắc nghẽn' hàng thập kỷ cho cửa ngõ phía Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 11:02

TP. HCM hiện đang thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng nhằm khởi công xây dựng dự án cầu đường Nguyễn Khoái với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.