Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 09/01/2024, 06:18 AM

Huyền thoại ngôi chùa có 27 nhà sư 'cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận' và báu vật nặng 9 tấn giữa lòng hồ

Được xây dựng từ thời Lý với tên Thần Quang tự, ngôi chùa là quần thể kiến trúc Phật giáo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Chùa Cổ Lễ cách trung tâm TP Nam Định khoảng 15km, được xây dựng từ thế kỷ XII dưới thời Lý với hiệu là "Thần Quang tự". Chùa được xây trên một nền đất vuông, rộng gần 10 mẫu Bắc Bộ (36.000m2), cảnh quan sơn thủy hữu tình, xung quanh có sông nhỏ và hồ bao quanh. Ngôi chùa linh thiêng này ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.

Ngôi chùa mang dáng dấp một Thánh đường

Toàn cảnh chùa Cổ Lễ. Ảnh: Báo Vietnamnet

Toàn cảnh chùa Cổ Lễ. Ảnh: Báo Vietnamnet

Trước đây, chùa Cổ Lễ được thiết kế bằng gỗ theo kiến trúc cổ. Trải qua thời gian phong hóa của nắng xói, mưa mòn và mối mọt nên ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1902, Đệ Nhất sư Tổ Phạm Quang Tuyên về trụ trì đã trùng tu, tái thiết lại ngôi chùa theo kiến trúc "nhất thốc lâu đài" với quy mô rộng lớn, mang nền kiến trúc văn hóa Phật giáo trứ danh. Nguyên liệu xây dựng chùa chủ yếu là vôi, gạch, cát, mật, muối…

Chùa được thiết kế xây dựng bởi Đức Sư Tổ Phạm Quang Tuyên mà không cần một bản vẽ thiết kế nào. Ảnh: Báo Vietnamnet

Chùa được thiết kế xây dựng bởi Đức Sư Tổ Phạm Quang Tuyên mà không cần một bản vẽ thiết kế nào. Ảnh: Báo Vietnamnet

​Theo đó, phía trước chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng đặt trên lưng một con rùa lớn. Con rùa nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn giả sơn có đắp bốn con voi kích thước tương đương với voi thật. Tháp cao 32m, có 8 mặt, các cạnh tháp đều đắp hình rồng, mái cong rất tinh xảo. Trong lòng tháp có 62 bậc theo đường xoáy trôn ốc dẫn lên bàn thờ Phật đặt trên đỉnh. Từ trên đỉnh tháp nhìn xuống sẽ thấy những cánh đồng lúa như tấm lụa xanh dài vô tận. Thấp thoáng phía đằng xa, Thành Nam nhỏ bé như bàn tay.

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa là điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ với nhiều tầng vươn cao dần lên không trung

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa là điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ với nhiều tầng vươn cao dần lên không trung

Bên cạnh ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp (còn gọi là cầu cuốn) bắc qua hồ Chu Tích (còn gọi là hồ Núi). Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Hội Quán Đường - nơi thờ Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, luôn từ bi cứu khổ cứu nạn cho dân. Trước sân chùa Trình có quả 2 lư khổng lồ.

Ngoài ra, 2 bên Hội Quán Đường là đền thờ Linh Quang Từ - Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo và đền thờ Thánh mẫu - Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Để đến được tới ngôi Tam Bảo tòa chính cung cao 29m - nơi thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, du khách phải đi qua cây cầu núi là Tả Sơn Kiều hoặc Hữu Sơn Kiều. Hai cầu núi đều có chiều dài hơn 14m.

Chùa Cổ Lễ được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa truyền thống và phương Tây

Chùa Cổ Lễ được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa truyền thống và phương Tây

Ngôi Tam Bảo tòa chính cung được xây dựng, thiết kế theo lối kiến trúc kết hợp giữa Âu và Á, giữa cổ và kim. Phía bên ngoài, có họa tiết, hoa văn, phù điêu mang biểu tượng Phật giáo và có họa tiết hình rồng, phượng, hoa sen, cánh đao…

Mặt sau của chùa Thần Quang nhìn từ tháp chuông Kim Chung Bảo Các

Mặt sau của chùa Thần Quang nhìn từ tháp chuông Kim Chung Bảo Các

Niềm tự hào lớn của chùa Cổ Lễ là Đại Hồng Chung cao 4,2m, nặng 9 tấn, đường kính 2,2m, thành chuông dày 8cm. Đây là một trong những quả chuông lớn nhất ở Việt Nam tại thời điểm những năm 30 của thế kỷ trước.

Tuy chưa được đánh lần nào nhưng theo nhân gian truyền rằng nếu đánh thì tiếng chuông sẽ vang vọng cả tỉnh và các vùng lân cận

Tuy chưa được đánh lần nào nhưng theo nhân gian truyền rằng nếu đánh thì tiếng chuông sẽ vang vọng cả tỉnh và các vùng lân cận

Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và chữ Hán là báu vật thiêng liêng của chùa Cổ Lễ. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, sợ chuông bị giặc phá hoại, người dân cùng nhà chùa vần chuông ngâm giấu dưới hồ.

Cận cảnh chuông Đại Hồng Chung

Cận cảnh chuông Đại Hồng Chung

Khi hòa bình lập lại (năm 1954), quả chuông đồng được kéo lên đặt ở bệ giữa lòng hồ. Trải qua thời gian dài, đến nay quả chuông vẫn còn được giữ nguyên vẹn và trở thành biểu tượng lịch sử của chùa Cổ Lễ.

Năm 1997, được sự giúp đỡ của người dân, nhà chùa đã xây dựng 1 gác chuông ở sau chùa với chiều cao hơn 13m, rộng 8,21m gồm 3 tầng tứ diện 12 mái. Tầng trên cùng treo quả chuông nhỏ có niên đại từ thế kỷ XV, nặng khoảng 300kg; hai tầng dưới treo quả chuông nặng 9 tấn, cùng trọng lượng với quả chuông đang được đặt ở giữa lòng hồ.

Huyền thoại về 27 nhà sư "cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận"

Chùa Cổ Lễ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Hoà thượng Thích Thế Long đã chủ trì buổi mít tinh trọng thể làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư "cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận" để bảo vệ quê hương. Đó là ngày 27/2/1947.

27 nhà sư này là những người yêu nước đến từ nhiều địa phương trong tỉnh Nam Định. Song, trong số này cũng có người đến từ Nghệ An, Hải Phòng, Ninh Bình. Hôm đó, tại buổi lễ Cởi áo cà sa, chư ni Thích Đàm Nhung xúc động đọc lời phát nguyện:

"Cởi áo cà sa khoác chiến bào

Việc quân đâu có quản gian lao

Gậy thiền quét sạch loài xâm lược

Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào".

Ngay sau đó, 27 nhà sư đã "cởi áo cà sa", chính thức lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc. Theo lịch sử để lại, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các nhà sư đã lập nên nhiều chiến tích. Tuy nhiên, 12 nhà sư đã hy sinh tại các mặt trận chiến trường.

Hàng bia liệt sĩ ghi công đức của các thiền sư

Hàng bia liệt sĩ ghi công đức của các thiền sư

Các nhà sư còn lại, sau khi xong nhiệm vụ cứu nước, có người tiếp tục ở lại quân ngũ giữ nhiều chức vụ cao, có người lại trở về cửa thiền tu hành, giữ nhiều trọng trách quan trọng khác trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đây là một kì tích, dấu ấn hết sức đặc biệt của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ nói riêng. Sự kiện 12 nhà sư hy sinh nơi chiến trường đã trở thành một sự kiện quan trọng, đầy tự hào trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Năm 1999, để tưởng nhớ công ơn của những nhà sư đã anh dũng hy sinh bảo vệ đất nước, nhà chùa cùng một nhóm ni sư đã xây dựng một vườn tượng trong khuôn viên chùa.

Chùa Cổ Lễ đã trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của huyện Trực Ninh nói riêng của tỉnh Nam Định nói chung

Chùa Cổ Lễ đã trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của huyện Trực Ninh nói riêng của tỉnh Nam Định nói chung

Năm 1988, chùa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng "Di tích lịch sử văn hóa", là "Danh lam thắng cảnh quốc gia", đồng thời là trụ sở Phật giáo huyện Trực Ninh và là cơ sở trường hạ Phật giáo tỉnh Nam Định. 

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:36

Nơi đây như được gửi gắn niềm tin tâm linh giúp những người thợ mỏ vững tâm, chắc tay búa, rắn tay choòng, ánh mắt tinh nhạy quan sát xung quanh.

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’:  Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’: Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:32

Người dân thậm chí coi sét là “ngọn hải đăng tự nhiên” để đánh bắt cá vào ban đêm. Chính phủ cũng nỗ lực để sét được UNESCO công nhận là Di sản.

Việt Nam có một ‘Khu du lịch tiêu biểu châu Á' rộng gần 3.000ha cách chưa đầy 10km từ trung tâm Đà Lạt, nằm trong lòng thành phố đang phấn đấu thành đô thị di sản thế giới

Việt Nam có một ‘Khu du lịch tiêu biểu châu Á' rộng gần 3.000ha cách chưa đầy 10km từ trung tâm Đà Lạt, nằm trong lòng thành phố đang phấn đấu thành đô thị di sản thế giới

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 21:05

Đây là khu du lịch đầu tiên của nước ta được vinh danh "Khu du lịch tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương".